Những lầm tưởng về ốm nghén khi mang thai nhiều người đang mắc phải

Ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai mà tới gần 80% các bà mẹ đều phải trải qua.

Ốm nghén luôn diễn ra vào buổi sáng

Mặc dù triệu chứng ốm nghén xảy ra phổ biến vào buổi sáng sau khi bạn vừa tỉnh giấc nhưng đó không phải là tất cả. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12-14 tuần trong thai kỳ Tuy nhiên, có đến 11% chị em bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai

Ốm nghén sẽ khiến bạn không thể ăn

Chị em cần biết rằng đói sẽ làm triệu chứng ốm nghén thêm trầm trọng hơn. Chính vì vậy việc ăn uống đúng cách khi mẹ bầu bị ốm nghén là rất quan trọng. Để bớt bị nôn ói, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ăn (4-5 bữa). Chọn những thực phẩm giảm chứng nôn ói như bánh mì bánh quy sữa chua… Hãy ăn những món bạn thích trong thời kỳ này nhé.

Sự thiếu hụt vitamin B6 và kẽm có nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Vì vậy, bổ sung 2 loại dưỡng chất này cũng rất cần thiết để giảm bớt ốm nghén. Những loại thực phẩm giàu vitamin tốt cho bà bầu giai đoạn ốm nghén là: bánh mì nho khô hạt dẻ quả mơ, gừng bông cải xanhngũ cốc

Ốm nghén con sẽ không đủ chất

Nếu bạn đang chiến đấu với tình trạng ốm nghén thì đừng bận tâm đến việc con có đủ chất hay không để thêm mệt đầu nhé. Trên thực tế, các chuyên gia đều cho biết, 3 tháng đầu là thời gian thai nhi chưa cần dung nạp quá nhiều năng lượng. Vì vậy bạn hãy cố gắng ăn mức nhiều nhất có thể và ăn đầy đủ dưỡng chất thay vì ăn nhiều. Như thế em bé vẫn phát triển được bình thường.

Không ốm nghén con kém thông minh

Hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định mẹ bầu không ốm nghén con sẽ kém thông minh các mẹ nhé. Nghén là một hiện tượng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và gặp ở hầu hết mọi phụ nữ khi mang thai nhưng mức độ nghén của từng người thì khác nhau. Thông thường mang thai con so nghén nặng hơn con dạ.

Cho đến hiện tại chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này, nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự thay đổi của nội tiết trong cơ thể của bà mẹ khi mang thai Tuy nhiên, việc ốm nghén hay không ốm nghén không ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như trí thông minh ở trẻ nhỏ hay bệnh lý tim mạch.

Em bé là một vật lạ đối với người mẹ nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi mà biểu hiện bằng những triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì thai nhi có một phần là của người mẹ cho nên dần dần cơ thể mẹ chấp nhận sự hiện diện của thai nhi và quen dần. Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ.

Cứ buồn nôn là ốm nghén

Dấu hiệu chủ yếu của ốm nghén là buồn nôn nôn ói. Tuy nhiên, không phải cứ bị nôn là các mẹ lại ‘đổ tội’ hết cho ốm nghén đâu nhé. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nôn trong thai kỳ. Khi bị nôn nhiều, bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân.

Ngoài buồn nôn ốm nghén còn khiến chị em mệt mỏi kém ăn chóng mặtchoáng váng Chị em cũng sẽ thấy miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhé. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn ói ở mức độ quá nặng khiến bạn không thể ăn uống được gì, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Không thể hạn chế được ốm nghén

Triệu chứng ốm nghén sẽ khiến bà bầu vô cùng khó chịu nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng này. Tuy không thể trị dứt điểm nhưng mẹ bầu vẫn cảm thấy bớt khó chịu hơn khi ăn thành nhiều bữa trong ngày, uống trà gừng đặt chân lên cao, mặc quần áo thoải mái và làm những việc mình thích thay vì suốt ngày nghĩ đến hai từ ‘ốm nghén’.

Ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai mà tới gần 80% các bà mẹ đều phải trải qua. Tuy không gây hại gì nhưng cũng gây nhiều phiền toái cho chị em. Không có thuốc hay liệu pháp nào có thể chữa được.

Nhưng bạn có thể thử các cách sau đây để đối mặt với chuyện này dễ dàng hơn:

Chia thành các bữa nhỏ. Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay cho các bữa lớn sẽ giúp khoang bụng của bạn dễ chịu hơn.

Tránh các loại thức ăn và mùi làm bạn buồn nôn.

Ăn cái gì đó có độ đạm cao trước khi đi ngủ. Nó sẽ giúp cho lượng đường trong máu của bạn ở mức độ cao.

Ăn bánh quy, uống trà, sử dụng các loại đồ ăn/uống có vị gừng hoặc bạc hà Chúng sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn nôn mửa Bạc hà còn đem lại năng lượng cho bạn.

Sử dụng nước đá lạnh sau bữa ăn. Nhiều phụ nữ nói rằng điều này giúp họ giữ các bữa ăn trong dạ dày của mình khá tốt.

Hãy hít thở sâu. Khi bạn cảm thấy cơn buồn nôn đang tới, hãy hít thở sâu và đều, nó sẽ qua đi.

Những cách trên thật sự rất đơn giản nhưng sẽ giúp bạn trải qua thời kì mang thai dễ chịu hơn, để tận hưởng trọn vẹn cảm giác hạnh phúc khi làm mẹ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật