Ai dễ bị táo bón? Làm thế nào để phòng tránh bệnh hiệu quả?

Táo bón tuy không phải là bệnh nhưng khi mắc phải nó làm cho chúng ta khó chịu, gây đau đớn mỗi khi đi đại tiện, hậu môn bị nứt, chảy máu... Thế nhưng nếu bạn thường xuyên bị táo bón hoặc táo bón kéo dài thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp, bởi nó là khởi đầu của một số loại bệnh như sa đại tràng, trĩ, tuyến giáp hoạt động yếu, viêm ruột... những căn bệnh rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Ai dễ bị táo bón?

Trẻ em là đối tượng bị táo bón nhiều khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Những trẻ được nuôi dưỡng bằng thức ăn mềm, nhiều protein như thịt, cá, tôm, cua và ăn ít chất xơ (rau, trái cây) và uống ít nước dễ bị táo bón phụ nữ có thai và mới sinh con cũng dễ bị táo bón

Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố và do thai nhi đè lên ruột già làm ảnh hưởng tới việc đi đại tiện. Sau khi sinh con đa phần phụ nữ gặp phải hiện tượng táo bón do ít vận động và kiêng cữ trong ăn uống Một đối tượng nữa cũng dễ bị mắc táo bón là người cao tuổi, do ít hoạt động răng yếu, rụng nên ngại ăn các thức ăn có chứa chất xơ ít uống nước và không có cảm giác khát, sự co cơ suy giảm, ngại đi đại tiện...

Hơn nữa, người cao tuổi lại mắc các chứng bệnh tim mạch huyết áp Parkinson nên phải dùng thuốc điều trị cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón Ngoài ra những người phải làm việc nặng, ngoài trời, lá xe, nhân viên văn phòng do mất nước qua mồ hôi do ngồi nhiều, ít vận động cũng dễ mắc táo bón.

Cách phòng tránh

Dù bất cứ nguyên nhân nào gây táo bón thì cũng để lại cảm giác khó chịu cho chính bạn. Do phân và khí không thải được ra ngoài nên bị đầy bụng khó chịu buồn nôn trẻ thì quấy khóc, kém ăn, người lớn thì không muốn ăn... khiến bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải, khó chịu sức khỏe bị sa sút. Muốn chữa trị dứt điểm táo bón thì phải tìm được đúng nguyên nhân.

Thông thường căn nguyên gây táo bón có thể do ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động cơ thể, tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị một số bệnh... Vì thế, để phòng và tránh táo bón bạn nên thực hiện tốt các yêu cầu sau: Uống nhiều nước, trung bình cần uống 1-2,5 lít nước/ngày, có thể uống nước trắng, nước quả ép, trà nước ngọt Uống nước ngay cả khi không khát. Thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón vì vậy cần phải tăng cường ăn nhiều rau trái cây.

Chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể. Mỗi ngày nên ăn 25-30g chất xơ tức khoảng 300g rau, trái cây. Với nhịp sống sinh hoạt hiện nay, chắc chắn bạn ăn uống không đều đặn, không đúng giờ, đúng bữa vì vậy việc bài tiết cũng thất thường. Nhiều khi bạn có nhu cầu đại tiện nhưng lại cố nốt cho công việc xong nên đành... nhịn, đó chính là nguyên nhân gây táo bón.

Việc thay đổi thói quen không dễ dàng chút nào vì vậy đòi hỏi có sự kiên trì. Bạn phải tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, không nên nhịn lâu, nên tự tập cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đều đặn. Sự kiên trì tập luyện tay chân như đi bộ, hít thở bằng bụng, chạy chậm... giúp ăn uống ngon miệng, sảng khoái tinh thần tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ khiến người cao tuổi bớt đau đớn khi đi cầu và tránh được táo bón Người cao tuổi cũng nên tìm mọi cách để thư giãn tinh thần, tránh buồn bực lo âu vì đó là phương cách tốt nhât để phòng ngừa táo bón

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật