Béo phì là gì? Những hậu quả do béo phì gây ra với cho cơ thể

Những người mắc bệnh béo phì thường rất dễ bị rối loạn cơ xương vì các đốt sống thắt lưng phải chịu gánh nặng quá mức, dẫn đến tổn thương béo phì còn làm tăng nguy cơ thấp khớp (khớp gối và háng). Các bệnh về xương khiến bệnh nhân giảm hoạt động thể lực làm nặng thêm bệnh béo phì Vậy, bệnh béo phì là gì?

Bệnh béo phì là gì?

Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu

Béo phì là gì thì ai cũng cần biết giúp có chỉ số cơ thể lý tưởng

Béo phì là gì thì ai cũng cần biết giúp có chỉ số cơ thể lý tưởng

Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng (BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì). Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm).

Đến đây bạn đã biết béo phì là gì, bạn cũng cần biết những hậu quả béo phì gây ra đối với cơ thể như thế nào?

Bệnh béo phì có thể dẫn đến các hậu quả sau:

Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim gây nhồi máu cơ tim

Bệnh Tăng huyết áp

Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu

Bệnh Tiểu đường: béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2 phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.

Bệnh đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2 tăng huyết áp rối loạn lipid máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9).

Giảm khả năng sinh sản: Ở người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang khó thụ tinh dễ sẩy thai Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng.

Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự.

Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo.

 Béo phì gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Béo phì gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

– Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú tử cung buồng trứng

– Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật có bất thường về gan gan nhiễm mỡ ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ.

Đối với trẻ em tác động đến sức khỏe từ chứng béo phì là gì. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật