Chớ coi thường bệnh tiểu đường ở người gầy kẻo nguy hiểm tính mạng!
Nguyên nhân và biểu hiện
Nguyên nhân mắc bệnh đái tháo đường có thể là do di truyền trong gia đình hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân béo phì
Nếu bị một trong các biểu hiện sau đây, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh đái tháo đường nên đi khám để tầm soát bệnh: Uống nhiều đi tiểu nhiều lãng tai, hay đói, vết thương lâu lành mệt mỏi sụt cân ngứa da và nhìn mờ.
Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, kể cả người gầy.
Bất kì ai cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường (kể cả người gầy), tuy nhiên, một số người được coi là có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Đó chính là những người béo phì (đàn ông có vòng bụng > 90cm phụ nữ có vòng bụng > 80cm), di truyền (có người thân bị bệnh đái tháo đường), ít vận động, lớn tuổi ăn uống không khoa học, bị bệnh về tuyến tụy sử dụng thuốc lợi tiểu sinh con > 4kg.
Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
Đái tháo đường không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng chất lượng sống nặng nề, thậm chí tử vong
- Biến chứng đầu tiên phải kể tới là ở mắt. Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị các bệnh lý võng mạc ở mắt do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Bệnh nhân sẽ cảm thấy thị lực suy giảm nhanh chóng, thậm chí mù lòa
- Tiếp đến, người bị bệnh tiểu đường huyết áp thường tăng cao, có nguy cơ bị xơ vữa động mạch từ đó dễ tai biến mạch máu não bệnh lý tim mạch, tử vong.
- Lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây tổn thương cho thận làm giảm chức năng lọc và bài tiết.
- nhiễm trùng là biến chứng hay gặp nhất, bởi lượng đường trong máu tăng cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Bệnh nhân thường bị nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hoặc sinh dục.
- Do bị bệnh, phải ăn uống kiêng khem dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết Nếu không xử trí kịp thời sẽ gây ra di chứng thần kinh lâu dài.
- Hôn mê là biến chứng đáng sợ nhất đối với bệnh nhân tiểu đường Người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế cấp cứu nhanh chóng nếu không có thể sẽ tử vong.
Chế độ ăn lành mạnh cho người tiểu đường
Người tiểu đường nên ăn thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa một lượng vừa đủ phù hợp với mức đường huyết cần kiểm soát, chế độ vận động và sử dụng thuốc
Trong một bữa ăn, cần đạt lượng bột đường ổn định và vừa đủ, đảm bảo nhu cầu lượng đạm và béo, tăng nhiều rau củ và trái cây ít ngọt để không làm đường huyết tăng nhanh và cao quá.
Bị tiểu đường cần phải hạn chế tối đa thức ăn ngọt tinh như bánh, kẹo, mứt mật ong trái cây ngọt nước ngọt … mà nên dùng các loại tinh bột như cơm, bún, khoai, bắp, miến… trong bữa ăn. Tuy nhiên, hãy luôn mang trong người một ít bánh kẹo hay sữa để phòng khi hạ đường huyết do đi chơi xa mà chưa đến bữa ăn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:06 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:09 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:03 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:03 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023