Đái tháo đường, ngăn ngừa biến chứng là quan trọng hơn hết

Có nhiều cách phân chia biến chứng của bệnh đái tháo đường. Người ta có thể phân chia theo vùng bị tổn thương, theo thể bệnh... Nhưng có một cách phân chia thực tế với người bệnh, đó là phân chia theo thời gian xuất hiện. Theo đó, người ta chia ra ra thành các biến chứng cấp tính và mạn tính.

Biến chứng sớm là gì?

Có hai biến chứng sớm mà người bệnh đái tháo đường có thể gặp đó là bệnh nhiễm axit-ceton chuyển hoá và hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Đây là hai biến chứng nặng có thể xảy ra trong vòng vài ngày sau khi mắc bệnh.

Nhiễm axit-ceton chuyển hoá: xuất hiện trong đái tháo đường chủ yếu gặp ở người bị đái tháo đường týp 1, thể bệnh đái tháo đường do thiếu hụt hoàn toàn insulin Trước khi tìm ra liệu pháp insulin điều trị, người ta luôn thấy có trên 50% bệnh nhân bị đái tháo đường týp 1 tử vong do biến chứng nhiễm axit-ceton chuyển hoá. Sau khi đã tìm ra insulin, tỷ lệ giảm xuống cách biệt, tuy nhiên vẫn còn 2% số bệnh nhân bị tử vong do biến chứng này.

Tại sao trong đái tháo đường týp 1 lại có thể bị nhiễm axit-ceton chuyển hoá? Câu trả lời nằm ở vấn đề đường máu. Một cách thông thường tế bào phải sử dụng đường làm nguyên liệu cho chuyển hoá năng lượng. Nhưng vì thiếu insulin đường rất khó nhập vào tế bào được nên nguồn năng lượng nhanh chóng bị cạn kiệt. Cơ thể buộc phải chuyển sang sử dụng các chất béo mà mỡ là mô đầu tiên bị khai thác. Sự chuyển hoá chất béo thay thế dẫn đến sự giải phóng hàng loạt các axit béo vào trong máu đồng thời tăng chuyển hoá các axit béo trong gan tạo thành axit lactic và các thể ceton. Hậu quả cuối cùng là cơ thể bị dư thừa nhiều thể ceton do chuyển hoá từ axit béo mà ra. Vừa tăng axit, lại vừa tăng ceton, cơ thể rơi vào tình trạng nhiễm axit-ceton chuyển hoá.

Trong nhiễm axit-ceton chuyển hoá, cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng đó là tim và não. Người bệnh sẽ bị rối loạn nhận thức, rối loạn hành vi, rối loạn hoạt động của tim Các dấu hiệu tiếp theo đó là khát nước mức độ lớn và đa niệu xảy ra. Ở trẻ em rất thường xuất hiện hiện tượng đau bụng có thể không kèm theo nôn. Hơi thở đặc mùi ceton.

Bệnh cảnh nặng nhất đó là hôn mê do nhiễm axit-ceton chuyển hoá khi não bộ bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tượng này hay gặp ở trẻ em và người già hơn cả. Rất cần được điều trị sớm.

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Không giống như biến chứng nhiễm axit-ceton chuyển hoá, biến chứng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu chủ yếu gặp ở người bệnh đái tháo đường týp 2.

Bệnh hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê nhưng không do nhiễm ceton mà lại xuất hiện sự tăng áp lực thẩm thấu đến kinh ngạc. Triệu chứng duy nhất ở người bệnh đó là sự hôn mê đi kèm với dấu hiệu hơi thở hoàn toàn không có mùi ceton.

Tại sao lại có sự xuất hiện biến chứng này? Đó là do sự gia tăng đường trong máu. Ở người bệnh đái tháo đường týp 2, đường vẫn không thể vào được tế bào nhưng không phải tuyệt đối. Vẫn có một lượng đường nhất định được chuyển hoá nên chưa có sự phân huỷ rầm rộ axit béo và chuyển hoá ceton. Nồng độ đường máu tăng cao gây tăng áp lực thẩm thấu. Một khi đã nhiễm áp suất thẩm thấu tăng cao thì tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới trên 50% số các trường hợp.

Biến chứng muộn là gì?

Biến chứng muộn là các biến chứng xuất hiện sau một thời gian dài bị bệnh. Người bệnh vẫn đang điều trị, điều trị không đầy đủ và không kiểm soát tốt. Thời gian xuất hiện có thể ngắn hay dài nhưng thường là tính theo năm chứ ít khi tính theo ngày như biến chứng sớm.

Biến chứng về mắt, đó là sự suy giảm thị lực nghiêm trọng ở người bệnh có thể dẫn tới mù. Nguyên nhân của biến chứng về mắt đó là do các mạch máu nhỏ ở phía sau nhãn cầu bị tổn thương. Các mạch máu bị xơ cứng, dầy lên, phồng tách và tăng tính thấm. Chúng không thể giữ được protein trong lòng mạch và các tế bào máu, hậu quả để lọt protein ra ngoài và các tế bào máu ra theo. Chúng tràn vào trong võng mạch xuất huyết võng mạc bóc tách lớp võng mạc ra và làm hư hỏng võng mạc nghiêm trọng. Tiến tới bệnh nhân bị giảm thị lực và có thể bị mù.

Có khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh về mắt sau khi bị đái tháo đường 10 năm. Sau 15 năm bị bệnh thì có thêm khoảng 8% bệnh nhân nữa bị bệnh về mắt.

Triệu chứng sớm đó là sự suy giảm thị lực. Ban đầu là suy giảm thị lực nhìn xa, sau đó suy giảm thị lực nhìn gần. Xuất hiện các ám điểm trước mặt. Thu hẹp thị trường và cuối cùng là mất thị lực hoàn toàn.

Biến chứng về thận, đó là tình trạng phá huỷ thận do đái tháo đường gây ra. Sự phá huỷ này mang tính cốt yếu vì nó phá huỷ tận trung tâm của thận, những bộ phận trọng yếu nhất của thận, đó là tiểu cầu thận (đơn vị thận). Người ta còn gọi hội chứng này là hội chứng xơ hoá cầu thận. Nguyên do là các mạch máu của cầu thận bị xơ hoá, bị phá huỷ, bị tổn thương. Các màng siêu lọc tại cầu thận trở lên dầy hơn và rối loạn tính thấm. Chúng không có chức năng là màng siêu lọc nữa mà đã trở thành màng vô dụng không thể giữ được các chất cần phải giữ cho cơ thể. Trên tiêu bản cắt ngang thận người ta thấy các tiểu thể Kimmelsteil Wilson.

Ban đầu chỉ là triệu chứng xuất hiện protein niệu vi thể, sau đó xuất hiện protein niệu đại thể. Cầu thận không còn chức năng lọc nữa. Người bệnh thường có phù mà thường thấy nhất là phù bàn chân.

Người bệnh bị hướng đến hai phương án là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận khi đã rơi vào giai đoạn suy thận

Biến chứng về thần kinh, là tình trạng phá huỷ các mô thần kinh vĩnh viễn do đái tháo đường. Các mô thần kinh bị huỷ hoại nghiêm trọng do thiếu máu nuôi dưỡng và do thiếu hẳn sự thâm nhập của đường vào trong tế bào. Sự phá huỷ thần kinh có thể gặp ở bất kỳ bộ phận thần kinh nào nhưng bộ phận hay bị nhất đó là hệ thống dây và hạch thần kinh ngoại biên Từ các dây thần kinh sọ não đến các dây thần kinh đi ra từ tuỷ sống. Chúng đều bị tổn thương nghiêm trọng các bao myelin, tổn thương nghiêm trọng cấu trúc của sợi trục và các synap thần kinh. Các thụ cảm thể thần kinh không còn duy trì được chức năng bình thường.

Ban đầu người bệnh chỉ bị tê bì, sau đó thì bệnh đau thần kinh xảy ra bàn chân. Đến một giai đoạn nào đó người bệnh bị suy giảm cảm giác thần kinh ở phân đoạn cơ thể. Cuối cùng là bị suy giảm nghiêm trọng chức năng thần kinh mà người ta thấy các hiện tượng tiêu chảy táo bón không rõ nguyên nhân, mất điều khiển bàng quang mất cảm giác trên cơ thể, bất lực, xệ mặt, sụp mi, trề môi, rối loạn điều khiển ngôn ngữ. Ngay khi có hiện tượng viêm đau bàn chân là chúng ta đã phải điều trị ngay. Điều trị bao gồm vừa điều trị đái tháo đường và vừa điều trị triệu chứng.

Biến chứng về mạch máu, là sự xơ vữa động mạch ở xa, nhất là mạch máu của bàn chân. Nhắc tới biến chứng mạch máu là người ta liên tưởng tới ngay biến chứng tại bàn chân vì các động mạch của viễn chi là mục tiêu tấn công của bệnh. Các mạch máu trở lên cứng hơn, hẹp hơn và do đó không thể cung cấp máu đủ tới nuôi bàn chân. Nguyên nhân cơ bản đó là do sự thiếu nuôi dưỡng các tế bào nôi mô và cơ của thành mạch nên chúng nhanh chóng trở nên thoái hoá. Cộng với sự gia tăng mỡ trong máu nên tình trạng xơ cứng động mạch càng dễ xảy ra hơn.

Triệu chứng sớm mà người bệnh có thể nhận ra đó là tình trạng đau khi vận động. Tiếp tục là cảm giác tê bì như kiến bò, dấu hiệu bàn chân lạnh. Nhịp mạch rất yếu và thậm chí là bạn không thể bắt được mạch tại vị trí mạch máu của bàn chân. Bàn chân nhanh chónh bị viêm loét hoại tử và có khi phải cắt bỏ.

Biến chứng bàn chân thường xảy ra với người bệnh trên 50 tuổi. Cách tốt nhất cho biến chứng này đó là giữ gìn bàn chân sạch sẽ. Tập vận động nhẹ nhàng kết hợp với nghỉ ngơi đúng mực. Mang tất vừa mà không mang tất chật. Nếu có thể bạn nên hạn chế mang giày và tất. Giữ gìn bàn chân sạch sẽ tránh bị thương và nhiễm trùng.

Ngoài các biến chứng trên người ta còn thấy các biến chứng về nhiễm trùng thay đổi sắc tố da lão hoá, tăng huyết áp suy tim đột qụy não do đái tháo đường.

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng?

Uống thuốc thường xuyên và liên tục theo dõi đường máu;

Ăn nhiều thực phẩm kiềm, uống đủ nước so với lượng đi giải để tránh biến chứng sớm;

Giữ gìn bàn chân sạch, nuôi dưỡng bàn chân, vận động nhẹ nhàng, tránh nhiễm trùng để tránh biến chứng muộn;

Kiểm soát chặt chẽ huyết áp để tránh làm nặng thêm bệnh;

Không hút thuốc lá và uống rượu để làm chậm lại tiến triển nặng của biến chứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật