Hiểm họa từ viêm cơ tim vô cùng nguy hiểm, bạn có biết?

Viêm cơ tim là một bệnh lý phức tạp, người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ cho tới người cao tuổi.

Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu chuyển thành viêm cơ tim cấp mà không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm cơ tim trong đó có thể do vi khuẩn xoắn khuẩn nấm virut thuốc và các hóa chất tia xạ. Có khi do các nguyên nhân khác: sau sinh, do các tế bào khổng lồ, do rượu…, thậm chí là viêm cơ tim không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia đều thống nhất nguyên nhân viêm cơ tim hay gặp nhất là do

siêu vi bao gồm: Enterovirus (70 serotypes): Coxsackie A4; A16; B1-5. Chiếm 50% trường hợp viêm cơ tim do siêu vi trực tiếp từ mô tim, dịch mũi, họng, phân của bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính. Còn viêm cơ tim thường do virut nhiễm trùngtrẻ em có thể kết hợp với viêm cơ tim, viêm cơ tim có thể biểu hiện sự tăng nhạy cảm hoặc có thể thứ phát sau phản ứng thuốc Mức độ thay đổi từ không có triệu chứng cho đến bệnh nặng, diễn tiến nhanh.

Người trẻ dễ mắc

Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim. Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim và viêm màng ngoài tim   Viêm cơ tim có thể gây tử vong nhanh chóng cho người bệnh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Đáng lưu ý, viêm cơ tim hay gặp ở người trẻ tuổi.

Triệu chứng viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm cơ tim không có triệu chứng đặc hiệu. Giai đoạn đầu, triệu chứng lâm sàng thường nhẹ, dễ bỏ qua, giai đoạn sau có thể có suy tim gây tử vong. Tuy nhiên, nếu bị viêm cơ tim do bệnh viêm nhiễm, thường người bệnh sẽ sốt cao từ 39-41 độ C mệt mỏi đau cơ khớp… nhịp tim nhanh, mạch yếu huyết áp hạ, hồi hộp trống ngực đau tức ngực khó thở khi gắng sức, có khi khó thở cả khi nghỉ ngơi…

Bệnh tiến triển nhanh - chậm, nặng - nhẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ lan tỏa của viêm cơ tim. Bệnh thường nặng khi nguyên nhân là bạch hầu, virut và xảy ra ở trẻ em, viêm cơ tim có suy tim blốc các loại, loạn nhịp và tắc mạch.

Viêm cơ tim có thể gây biến chứng: suy tim toàn bộ mất bù, tắc động mạch ngoại vi do cục máu đông từ thành tim đưa tới, rối loạn nhịp nặng.

Để chẩn đoán viêm cơ tim, bệnh nhân phải được theo dõi qua điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm tìm hiệu giá kháng thể với vi khuẩn virut, sinh thiết màng trong tim…

Các loại viêm cơ tim hay gặp

Do thấp: hay gặp ở người trẻ tuổi (5-20 tuổi) sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A ở họng răng miệng, ngoài da.

Do bạch hầu: xảy ra ở khoảng 20% người bệnh bị bạch hầu. Khi bị viêm cơ tim do bạch hầu, tỉ lệ tử vong rất cao (80 - 90%).

Do bệnh Lyme: thường xảy ra ở những tháng đầu hè với các đặc điểm: ban đỏ ngoài da, sau vài tuần đến vài tháng xuất hiện các triệu chứng về thần kinh, khớp, tim...

Bệnh Chagas: Bệnh thường gặp ở người trẻ dưới 20 tuổi. Sau giai đoạn viêm cơ tim cấp tính, khoảng 30% người bệnh chuyển sang mạn tính.

Ngoài ra, còn do các tế bào khổng lồ, do tia xạ dùng thuốc virut, thai sản...

Do sự đa dạng về mặt lâm sàng: nên không thể chẩn đoán viêm cơ tim mà chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Cần phải cảnh giác viêm cơ tim ở mức cao nhất, sớm nhất trong tiến trình của bệnh. Trong tất cả những trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim, tuyệt đối phải loại trừ bệnh động mạch vành và những bệnh tim mạch khác có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, cần cảnh giác, có trường hợp viêm cơ tim xảy ra ở BN đang bị bệnh tim mạch nền khác (bệnh mạch vành, bệnh cơ tim bệnh tim tăng huyết áp ) làm cho diễn biến lâm sàng xấu hơn nhưng lại bị chẩn đoán nhầm là do tiến triển tự nhiên của bệnh tim mạch nền.

Về điều trị

Do có nhiều nguyên nhân gây viêm cơ tim, khi bệnh nhân mắc bệnh vào viện lại thường nằm rải rác ở các chuyên khoa khác nhau chứ không vào khoa tim nên thường được phát hiện muộn khiến người bệnh dễ bị rối loạn nhịp tim và tụt huyết áp

Về điều trị, tùy nguyên nhân gây viêm cơ tim mà có hướng điều trị riêng nhưng phải điều trị sớm và điều trị đủ thời gian, không để bị loạn nhịp tim, suy tim thì người bệnh mới sống, cơ tim sẽ hồi phục dần và trở lại bình thường. Vì vậy, cần hiểu  biết về bệnh viêm cơ tim và không được mất cảnh giác với những bệnh nhiễm khuẩn nhiễm virut thông thường (như cúm) vì viêm cơ tim có tỉ lệ tử vong rất cao.

Có thể phòng ngừa bệnh thế nào?

Phòng ngừa viêm cơ tim không dễ dàng do có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ:

Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm virut hoặc có hội chứng giống cảm cúm cho đến khi họ bình phục hoàn toàn. Nếu bạn đang có những triệu chứng giống

nhiễm virut thì nên tránh tiếp xúc gây phơi nhiễm cho người khác. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn nên đeo khẩu trang để phòng bệnh cho bạn và cho người xung quanh bạn. Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên là một biện pháp có hiệu quả để phòng tránh bệnh lan rộng. Cần thực hiện tình dục an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm để tránh lây nhiễm virut viêm gan và HIV. Các vắc-xin hiệu quả có thể ngăn ngừa hậu quả bất lợi của nhiễm virut, bao gồm cả viêm cơ tim.

Tiên lượng của viêm cơ tim cấp do virut ở trẻ sơ sinh còn rất ảm đạm, tỉ lệ tử vong lên đến 75%. Tiên lượng của trẻ lớn bị bệnh cơ tim giãn do virut cũng không khả quan lắm. Những bệnh nhân này tiếp tục có biểu hiện bệnh cơ tim giãn, xơ hóa và suy giảm chức năng co bóp của cơ tim. Ở người lớn có từ 5-10% bệnh tự lui. Tuy nhiên, có đến 50% bệnh nhân tử vong trong vòng 2 năm và 80% tử vong trong vòng 5 năm nếu không được thay tim.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật