Nắng nóng và nguy cơ lạm dụng thuốc cảm cúm

Thời tiết nắng nóng khiến cho mọi người phải sử dụng đến máy điều hòa nhiệt độ để làm mát. Cũng chính trong tiết trời này nhiều người mắc bệnh cảm cúm và phải dùng đến thuốc. Ðiều đó dễ dẫn đến việc lạm dụng thuốc cảm cúm trong cộng đồng.

Những ngày trời nóng như đổ lửa, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến 45-48 độ. Các gia đình thường phải cho máy lạnh hoạt động liên tục. Việc di chuyển ra ngoài trời được hạn chế hết mức. Tuy nhiên, trong sinh hoạt không thể tránh khỏi việc ra vào giữa nơi có điều hòa nhiệt độ với nơi không có. Vì thế, khi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột lại làm nhiều người bị cảm với các triệu chứng giống cảm cúm như hắt hơi sổ mũi ho sốt...  nhưng thực chất đây không phải loại cảm cúm do virut gây ra mà do thay đổi nhiệt độ ngay trong nhà của mình, do nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường.

Các loại thuốc trị cảm cúm

Thuốc điều trị cảm có nhiều loại, trong đó có thể phân ra loại có hoạt chất hóa học (tân dược) và loại có thành phần là các dược liệu (đông dược).

Đông dược trị cảm, hay còn gọi là các thuốc giải biểu như cảm xuyên hương, khung chỉ, cảm tế xuyên... chỉ dùng cho trường hợp cảm lạnh là tốt nhất. Không dùng cho người cảm nhiệt cảm nắng (vì có thể làm cho bệnh nặng thêm). Tuyệt đối không dùng các loại thuốc này cho phụ nữ có thai (vì đã có trường hợp gây thai chết lưu), người đang nuôi con bú (do thuốc làm giảm tiết sữa).

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm khiến người bệnh rất khó chịu, phải dùng đến thuốc.

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm khiến người bệnh rất khó chịu, phải dùng đến thuốc.

Các loại thuốc chứa tinh dầu như: Cao sao vàng dầu Khuynh diệp, dầu Cửu long, dầu gió...  thường dùng để “đánh gió” hoặc bôi vào thái dương, cổ họng, ngực, bụng hoặc cho vào cốc nước sôi để xông mũi. Cần lưu ý khi dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi tuyệt đối không dùng các loại có tinh dầu bạc hàtinh dầu bạc hà gây ức chế hô hấp dẫn đến ngừng tim ngừng thở, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Các dạng thuốc tân dược trị cảm, cúm thường có thành phần chủ yếu gồm chất hạ sốt giảm đau: Paracetamol (acetaminophen)..., chất chống dị ứng viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như Loratadin chlopheniramin maleat...), chất có tác dụng co mạch giúp chống nghẹt mũi viêm mũi như: phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin hoặc phenylephrin, chất giúp giảm ho như: Dextromethorphan hay codein. Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại biệt dược, là sự kết hợp hoặc đơn chất khác nhau của các thành phần nêu trên.

Lưu ý khi sử dụng tân dược trị cảm

Nếu không sốt trên 38,50C thì không dùng paracetamol không dùng nhiều dạng bào chế khác nhau của paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều. Điều này cần lưu ý vì thuốc cảm là loại thuốc bán không cần đơn, lại có nhiều tên gọi khác nhau nên rất nhiều người bị nhầm hoặc vô tình dùng cùng lúc mà không hay biết. Paracetamol có thể gây độc cho gan nếu dùng liều cao.

Trường hợp chỉ cảm nhẹ như hắt hơi sổ mũi chỉ cần uống thuốc kháng histamin H1 như: chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin... là khỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu lạm dụng hoạt chất này có thể khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mơ màng buồn ngủ. Tuyệt đối không dùng chlorpheniramin maleat và các biệt dược có chứa chất này cho bệnh nhân đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang phì đại tuyến tiền liệt thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, loét tá tràng, loét dạ dày trẻ sơ sinh người mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú.

Không dùng các thuốc co mạch như phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin hoặc phenylephrin cho bệnh nhân tăng huyết áp tim mạch vì có thể gây đột quỵ Phenylpropanolamin tuy đã bị cấm ở Việt Nam nhưng có thể có trong trường hợp mang thuốc từ nước ngoài vào trong nước và cho tặng dưới dạng quà biếu. Pseudoephedrin là chất bị gian thương thu gom trong các thuốc cảm thông thường để sản xuất ma túy nên phải hết sức lưu ý và tránh lạm dụng.

Không dùng dextromethophan cho trẻ dưới 2 tuổi, người có nguy cơ suy hô hấp ho có đờm Sử dụng dextromethophan quá liều có thể gây tác dụng phụ như hoa Mắt chóng mặt nhịp tim bất thường, thậm chí là tăng huyết áp

Sử dụng các loại thuốc xịt chống nghẹt mũi nhiều lần có thể gây tác dụng ngược lại, gây nguy cơ tắc nghẹt mũi trở lại. Việc sử dụng thuốc cảm cúm tùy tiện, lạm dụng thuốc không những khiến bệnh không khỏi mà còn có thể gây nặng thêm và những hậu quả nghiêm trọng mà người dùng không lường hết được hậu quả.

Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh cảm cúm trong mùa nắng nóng mọi người cần chú ý không thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, cần để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ môi trường từ nóng sang lạnh và ngược lại. Chú ý nâng cao sức khỏe sức đề kháng của cơ thể trước các thay đổi của thời tiết và biến đổi khí hậu bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ tập luyện thể chất đều đặn, sinh hoạt và làm việc điều độ, tránh căng thẳng Nếu chẳng may mắc bệnh cần cân nhắc kỹ và lựa chọn loại thuốc cảm cúm phù hợp, tránh lạm dụng.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật