Nhắc bạn: Phải hết sức cảnh giác với biến chứng nguy hiểm do sởi

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó, bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng. Sau đây là những biến chứng cần cảnh giác.

Biến chứng đường hô hấp

Viêm thanh quản: Giai đoạn sớm là do virut sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản

Giai đoạn muộn: do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu...), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: sốt cao vọt lên ho ông ổng khàn tiếng khó thở, tím tái.

Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản

Viêm phế quản - phổi: Do bội nhiễm thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở khám phổi có ran phế quản và ran nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi) bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh

Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Gặp ở 0,1 - 0,6% bệnh nhân sởi. Thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), vào tuần đầu của ban (ngày 3 - 6 của ban). Khởi phát đột ngột, sốt cao vọt co giật rối loạn ý thức: u ám - hôn mê liệt nửa người hoặc 1 chi, liệt dây III, VII hay gặp hội chứng tháp - ngoại tháp, tiểu não, tiền đình...

Viêm màng não: Viêm màng não thanh dịch do virut sởi; Viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

Viêm não: Hay gặp ở 2 - 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này nói lên virut sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân chết trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.

Viêm tủy: Bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn và liệt chi.

Biến chứng đường tiêu hóa:

Viêm niêm mạc miệng: Lúc đầu do virut sởi, thường hết cùng với ban. Muộn thường do bội nhiễm.Thầy giáo 75 tuổi chia sẻ cách "dứt điểm" Đờm (đàm) Ho, Khó thở, Hen suyễn, COPD

Viêm ruột: Do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella, E.coli...

Cam mã tấu (noma): Xuất hiện muộn, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent là một loại vi khuẩn hoại thư gây loét niêm mạc miệng lan sâu rộng vào xương hàm gây hoại tử niêm mạc viêm xương rụng răng hơi thở hôi thối.

Biến chứng tai mũi họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai - viêm tai xương chũm

Biến chứng do suy giảm miễn dịch: bệnh sởi thường gây suy giảm miễn dịch nên khi bị bệnh sởi người bệnh dễ mắc thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà...

Cần chẩn đoán phân biệt với những bệnh nào?

Bệnh rubella (hay bệnh sởi Đức): có sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ. Ban dát sẩn dạng sởi nhưng thường nhỏ hơn, mọc thưa hơn và mọc sớm ngay từ ngày thứ 1 - 2, mọc cùng lúc, khi bay để lại vết thâm không có hạt Koplick. Hạch sau tai, chẩm sưng đau Xét nghiệm máu: tăng tương bào (plasmoxit). Chẩn đoán xác định bằng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.

Bệnh do virut có phát ban khác: (virut Adeno, ECHO, Coxsackie,...).

Ban dị ứng: Ban toàn thân không theo thứ tự, thường ngứa, có nguyên nhân dùng thuốc thời tiết, thức ăn...

Điều trị bệnh sởi

Bệnh do virut gây ra nên cho đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng - săn sóc và nuôi dưỡng. Cụ thể: Hạ sốt: khi trẻ sốt trên 38,5oC cần dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol) và dùng phương pháp vật lý (lau người bằng khăn nhúng nước ấm). An thần thuốc ho, long đờm nếu bệnh nhân ho nhiều. Sát khuẩn mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch chloromycetin, argyrol… Kháng histamin: dimedron, pipolphen kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng Khi có biến chứng: viêm thanh quản viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ...), hồi sức tim mạch... Chế độ ăn uống tốt.

Dự phòng thế nào?

Khi có bệnh nhân sởi cần cách ly để không lây cho người nhà cũng như lây cho người xung quang. Nếu trẻ bị sởi cần cho nghỉ học. Các bậc cha mẹ nên nhớ tiêm vaccin là hình thức tốt nhất để phòng bệnh. Vaccin sởi là một vaccin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.

Ngoài ra, gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ đang bị một bệnh khác mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi.

Bệnh sởi hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Người bị bệnh sởi có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi ban đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại… Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.Tiêm vaccin là bệnh pháp phòng ngừa tốt nhất. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật