Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi cần chú ý những điều gì?

Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần (RLTT) cũng là bạn đồng hành của những NCT...

Hiện nay số lượng người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo một cuộc thống kê điều tra dân số, ước tính đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi có thể chiếm khoảng 18% dân số. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần (RLTT) cũng là bạn đồng hành của những NCT...

Các biểu hiện tâm thần

Sa sút tâm thần

Sa sút tâm thần là một căn bệnh mạn tính của trí nhớ đang gia tăng tỷ lệ và nguyên nhân lớn nhất gây suy giảm sức khỏe người cao tuổi

Năm 2012, Hội Alzheimer quốc tế đánh giá có tới 4,7% người trên 60 tuổi bị bệnh Alzheimer (chiếm khoảng 50% các trường hợp sa sút tâm thần), tương đương 35,6 triệu người chung sống với bệnh Alzheimer và sẽ tăng gấp 2 lần mỗi 20 năm. Khoảng 60-80% trường hợp sa sút tâm thần do thoái hóa thần kinh não bộ như bệnh Alzheimer các bệnh thoái hóa thần kinh khác cũng là nguyên nhân sa sút tâm thần như bệnh Parkinson, bệnh Huntington. Một số bệnh gây tổn hại não bộ như đột quỵ do nguyên nhân mạch máu bệnh xơ vữa mạch máu như tăng huyết áp tăng cholesterol… Ngoài ra còn có các bệnh lý khác như chấn thương sọ não u não xơ cứng rải rác lan tỏa, sử dụng ma túy… cũng có thể dẫn tới sa sút tâm thần.

Vấn đề đặt ra là nhân viên y tế và cả người thân bệnh nhân cần được đào tạo hướng dẫn chăm sóc chuyên nghiệp nhằm giữ sự sa sút sức khỏe ở mức thấp nhất, cùng với các hỗ trợ xã hội cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sa sút tâm thần.

Trầm cảm và lo âu

Trầm cảm: ở người cao tuổi trầm cảm thường biểu hiện bằng sự lo lắng thái quá về sức khỏe Nó có thể diễn tiến thành bệnh Alzheimer và các hình thức khác của chứng mất trí. Bệnh thường khó chẩn đoán và điều trị vì bệnh nhân không thừa nhận là mình bị trầm cảm trầm cảm biểu hiện bằng sự buồn phiền chán nản và mất niềm tin kéo dài. Những triệu chứng này thường đi kèm theo sự suy giảm nghị lực, mất tập trung mất ngủ chán ăn và dẫn đến gầy yếu.

Người bệnh thấy chán nản hoặc dễ cáu, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa, không tham gia hoặc không mặn mà với những hoạt động hằng ngày, dễ tức giận dễ bị kích động. Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, thường ăn không ngon miệng, trọng lượng cơ thể thay đổi (sút hoặc tăng cân), khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, tỉnh giấc sớm, thèm ngủ ngày... Một số biểu hiện khác là mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, tư duy khác thường, có ý nghĩ phạm lỗi và ý định tự vẫn thậm chí có kế hoạch hoặc đã thử tự vẫn.Nếu những triệu chứng trên xuất hiện liên tục hơn 2 tuần nghĩa là người cao tuổi đã mắc chứng trầm cảm.

Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp, thường thấy nhất là mệt mỏi chán ăn khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa người thân, hay đau ốm liên miên, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình Trầm cảm ở người cao tuổi còn biểu hiện bởi sự rối loạn chức năng não đi kèm với quá trình lão hóa mà người ta thường gọi là bệnh Alzheimer.

Trầm cảm ở người cao tuổi có thể chữa trị được, nhưng thách thức đầu tiên là nhận ra bệnh trầm cảm và giúp người bệnh tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần sớm. Chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm đòi hỏi thật cẩn thận về liều lượng và nên kết hợp chăm sóc tâm lý trị liệu Cần lưu ý người lớn tuổi bị trầm cảm nặng không được chữa trị có thể dẫn tới tự tử hoặc lạm dụng rượu

Lo âu: có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên đau đầu khô miệng đánh trống ngực

Đôi khi người bệnh trải nghiệm cảm giác khiếp sợ, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết. Bệnh nhân cũng có thể có các suy nghĩ ám ảnh như nghi ngờ mắc bệnh, sợ bẩn… khiến phải rửa tay liên tục hay kiểm tra đi kiểm tra lại…

Lo âu có thể kéo dài, gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội của bệnh nhân.

Các rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn và ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc sống rất lớn ở 10% người lớn tuổi. Lo âu làm tăng các triệu chứng bệnh lý thực thể và việc điều trị cần kết hợp với điều trị trầm cảm cũng như với bệnh lý cơ thể kèm theo. Lo âu trầm cảm ở người cao tuổi là khó tránh được, tuy nhiên, chúng ta có thể giảm bớt hậu quả xấu kéo dài nếu đi khám chuyên khoa sớm, không tự dùng thuốc và lạm dụng thuốc chuyên khoa tâm thần.

Vì sao mắc các RLTT

Đầu tiên là các stress của việc thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Những người cao tuổi sau khi về hưu trải qua một loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do nếp sinh hoạt thay đổi, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế. Một số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc hội chứng về hưu, với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận.

Thứ hai là tâm lý tự nhiên của người cao tuổi là thường sợ ốm đau bệnh tật, sợ chết lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể cưỡng lại được, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuẩn nhiễm độc, các stress Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp suy tim nhồi máu cơ tim tai biến mạch não đái tháo đường Alzheimer, Parkinson, các bệnh xương và khớp bệnh phổi phế quản ung thư… Sự ốm đau đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.

Làm thế nào để ổn định?

Khi lớn tuổi, chúng ta không còn khả năng nhớ lại những sự kiện mới xảy ra hay nhớ chi tiết một cách nhanh chóng như khi còn trẻ. Từ 30 tuổi, não bộ bắt đầu nhẹ đi, mạng lưới thần kinh và dòng máu tưới nuôi não cũng bắt đầu suy giảm cho dù não bộ chúng ta cũng thích ứng và sản sinh những thành phần mới cũng như có thể giữ lại được khả năng hoạt động tâm thần, giữ lại được trí tuệ nhưng chúng ta cần nhiều thời gian rèn tập.

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giữ gìn sức khỏe thể chất góp phần “giữ gìn sức khỏe của não bộ”, hoạt động cơ thể và tiết chế ăn uống giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và huyết áp thấp, sức lực dồi dào cho phép cơ thể phân phối nhiều oxy cho não. Hơn nữa, các hoạt động kích thích não bộ như chơi chữ, đọc sách báo, học kỹ năng mới cũng giúp não bộ duy trì tuổi xuân.

Để ngăn ngừa bệnh tâm thần chúng ta hãy chủ động hoạt động cơ thể một cách đều đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như: Duy trì và cải thiện trí nhớ; Duy trì và cải thiện khả năng hoạt động tâm thần; Phòng ngừa suy giảm hoạt động trí tuệ; Vui vẻ, phòng ngừa và làm nhẹ trầm cảm; Cải thiện sức khỏe thể lực

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật