Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho thai phụ cần chú ý điều gì?
Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) là một bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ có thai. Theo điều tra ở Mỹ, bệnh này thường ảnh hưởng đến khoảng 20-30% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất gây khó chịu cho phụ nữ khi thai nghén.
Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên (các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay đổi bụi, môi trường ô nhiễm...), người bệnh sẽ hắt hơi chảy nước mũi ngứa mũi, hoặc nghẹt mũi rất khó chịu. Vậy khi phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng thì nên làm gì?
Trước hết phải tìm hiểu xem dị ứng nguyên (tức chất gây dị ứng) là gì để tránh như giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ (bụi nhà, lông chó, lông mèo thường là những dị ứng nguyên gây rối loạn dị ứng). Tránh các loại thực phẩm theo kinh nghiệm gây dị ứng (như trứng sữa các loại thủy hải sản), thay đổi yếu tố môi trường như giữ ấm khi trời trở lạnh, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
Nếu không tránh được dị ứng nguyên thì khi bị ngứa mũi, chảy nước mũi thuốc được lựa chọn đầu tiên là natri cromolycat (cromolyn) bơm xịt vào mũi. Nếu dùng thuốc bơm xịt không đáp ứng hoặc không có sẵn loại thuốc này có thể dùng thuốc uống kháng histamin ở thụ thể H1 (thế hệ 1) như clorpheniramin, tripelenamin, diphendramin.
Tuy nhiên đối với các thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ Hoặc có thể dùng thuốc kháng histamin thế hệ 2 như cetirizin, loratidin... Loại này ít gây buồn ngủ hơn.
Nếu bị nghẹt mũi trầm trọng có thể dùng glucocorticoid dạng bơm vào mũi như beclomethason, budesonid.
Các thuốc nói trên đều thuộc loại B trong bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, tức là thuốc bác sĩ chuyên khoa nhận thấy cần thiết sẽ chỉ định cho phụ nữ có thai.
Đối với phụ nữ có thai, thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bào thai trong bất cứ giai đoạn nào, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ Không chỉ tác động xấu đến bào thai, có thuốc còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ mang thai
Vì vậy sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai phải đặc biệt thận trọng, tốt nhất là được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, sau khi cân nhắc kỹ trong lựa chọn thuốc.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:05 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:07 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:04 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:02 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:00 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023