Trẻ bị lao sơ nhiễm - Những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Ở Việt Nam lao sơ nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trong đại đa số trường hợp lao sơ nhiễm chỉ thể hiện bằng những triệu chứng không đặc hiệu như ho sốt, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn biếng ăn sụt cân.
Lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi trùng lao gây ra. Cho đến nay bệnh lao vẫn còn là bệnh có số người mắc bệnh và tử vong chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Người ta ước tính có khoảng 1/3 dân số trên thế giới bị nhiễm lao.
Nước ta là nước có số người mắc bệnh lao xếp vào hàng cao trên thế giới. Mỗi năm, ước tính có thêm 145.000 người mới mắc bệnh lao và 20.000 người chết do bệnh lao. Vì vậy việc chống lại bệnh lao là một chương trình y tế cấp quốc gia (Chương trình chống lao quốc gia).
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, lao sơ nhiễm là những biểu hiện của một cơ quan trong cơ thể sau lần đầu tiên tiếp xúc với vi khuẩn lao.
Những trường hợp không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có thay đổi sinh học với bằng chứng là có phản ứng dương tính với Tuberculin thì được gọi là nhiễm lao hay lao sơ nhiễm tiềm tàng.
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương sơ nhiễm bằng cách nào?
- Đường hô hấp: Do hít phải các giọt nước bọt có chứa từ 1 đến 2 vi khuẩn lao mà người bị lao phổi ho khạc bắn ra bên ngoài.
- Đường tiêu hoá: Lây nhiễm theo con đường này phần lớn là do uống phải sữa tươi của những con bò bị lao vú chưa tiệt trùng hoặc tiệt trùng không đúng nguyên tắc. Do nuốt phải vi khuẩn lao lẫn trong thức ăn đồ uống khác. Thể đặc biệt là lao sơ nhiễm bẩm sinh, do thai nhi nuốt phải nước ối hoặc dịch âm đạo có vi khuẩn lao do người mẹ bị lao nội mạc tử cung hoặc lao âm đạo.
- Đường da - niêm mạc: Lây nhiễm theo đường này hiếm gặp hơn vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào những vùng da sây sát chảy máu hoặc những vùng niêm mạc mắt, họng... bị tổn thương.
Vi khuẩn lao gây tổn thương sơ nhiễm ở những nơi xâm nhập: Phế nang phổi niêm mạc ruột, mắt, họng hoặc da hình thành ổ loét sơ nhiễm; sau đó theo đường bạch huyết lan vào các hạch khu vực, phát triển ở đây tạo thành phức hợp sơ nhiễm.
Tuổi càng nhỏ nguy cơ mắc lao sơ nhiễm càng cao, nhất là trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa hoặc ở trẻ suy dinh dưỡng còi xương hay nhiễm khuẩn khác. Tuổi thông thường mắc bệnh lao sơ nhiễm là từ 1 đến 5 tuổi. ở các nước phát triển, bệnh lao không đáng kể, nguồn lây ít, tuổi mắc bệnh cao hơn, từ 8-12 tuổi.
Sự tiếp xúc gần gũi với nguồn lây cùng sống trong một gia đình đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc trẻ như người mẹ, người giúp việc bị lao sẽ làm cho trẻ dễ bị lao sơ nhiễm.
Đa số bệnh nhân lao sơ nhiễm có triệu chứng âm thầm như sốt nhẹ về chiều mệt mỏi chán ăn sút cân, đổ mồ hôi lúc ngủ dù là trời lạnh. Những thể nặng hơn có sốt dao động thân nhiệt thay đổi trên dưới 38 độ C và những biểu hiện toàn thân nhiều hơn.
Triệu chứng hô hấp:
Ho dai dẳng, có thể lúc đầu ho khan sau đó ho đàm, hoặc ho ra chất như bã đậu. Khi hạch lớn có thể gây chèn ép: Bệnh nhân thở khò khè khó thở
Ngoài ra lao sơ nhiễm còn biểu hiện nơi khác như đau bụng tiêu chảy kéo dài, hoặc có hạch trong ổ bụng,...
Nếu chẩn đoán điều trị không kịp thời lao sơ nhiễm phổi có các biến chứng như xẹp phổi lao phế quản lao phổi, lao kê phổi, lao xương, lao màng phổi,…
Tiêm vắc-xin BCG: Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt ngăn chặn mắc lao sơ nhiễm, nhất là ở các nước bệnh lao còn nhiều trong đó có Việt Nam . Ở những trẻ đã có tiêm ngừa nếu vi khuẩn lao xâm nhập cũng chỉ gây nên 1 sơ nhiễm nhẹ, ít có biến chứng nguy hiểm như lao màng não hay lao kê...
Trẻ không tiêm vắc-xin BCG có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ đã tiêm. Tuy nhiên trẻ đã được tiêm vắc-xin tiếp xúc gần gũi với nguồn lây mạnh vẫn có khả năng lây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của BCG khoảng 80%.
Phòng bệnh
- Điều kiện sống phải vệ sinh, thông thoáng, trẻ nên tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, khí trời tự nhiên càng nhiều càng tốt.
Những người tiếp xúc với trẻ nên được kiểm tra sức khỏe đề phòng có nguồn lây nhiễm .
- Khi cho trẻ uống sữa tươi phải nấu kỹ hoặc dùng những sản phẩm sữa tươi có tiệt trùng bảo đảm.
- Phòng chống các bệnh khác như suy dinh dưỡng còi xương, nhiễm khuẩn, nhiễm virus
- Ăn uống đầy đủ chất, trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ sớm sau sinh đến 1-2 tuổi và ăn dặm đúng cách.
- Tiêm phòng đầy đủ bệnh lao sau sinh và những bệnh khác.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:07 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:04 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:07 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:03 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:09 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:04 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023