Dùng men chống viêm trong điều trị các bệnh về viêm phế quản, viêm xoang

Thuốc chống viêm, giảm phù nề nhóm enzym còn được gọi là men chống viêm thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và có rất sẵn trên thị trường. Vậy khi được chỉ định dùng thuốc thì nên dùng ở thời điểm nào, những thực phẩm nào không nên ăn và những loại thuốc nào không nên dùng kết hợp...?

Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể đối với các tổn thương gây ra do nhiễm khuẩn các tác nhân hoá học, vật lý hay yếu tố miễn dịch… với các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ đau thuốc chống viêm là những thuốc ức chế các phản ứng này, làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau). Các thuốc chống viêm có nhiều nhóm khác nhau và được sử dụng  rộng rãi để chữa nhiều bệnh bao gồm: nhóm thuốc chống viêm non-steroid, nhóm thuốc chống viêm steroid và nhóm thuốc chống viêm enzym (còn gọi là men chống viêm).

Các thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm enzym là nhóm thuốc có nguồn gốc từ các men tự nhiên do một số tuyến hoặc vi sinh vật tiết ra, ví dụ như: men chymotrypsin thủy phân protein được sản xuất bởi tuyến tụy serrapeptase là một men phân giải protein chiết xuất từ một chủng vi khuẩn không gây bệnh thuộc loài serratia… Các men chống viêm hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong nhiều bệnh vì chúng có đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm ức chế sự phát triển của tế bào

Dưới đây là một số điều cần chú ý khi dùng men chống viêm:

Alphachymotrypsin: Đây là men chống viêm thường hay được dùng nhất. Đó là một men thuỷ phân protein được điều chế ở trạng thái tinh khiết từ tuyến tuỵ của bò. Alphachymotrypsin có tính chất chống viêm giúp đẩy nhanh sự tiêu tan các chỗ phù viêm cũng như các tụ máu và các chỗ phù sau phẫu thuật - chấn thương nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người mắc bệnh hen, viêm phế quản các bệnh phổiviêm xoang Alphachymotrypsin có tác dụng thuỷ phân protein làm tiêu huỷ tại chỗ những cấu tạo fibrin do viêm bán cấp hoặc mạn tính tạo nên.

Alphachymotrypsin được dùng để chữa: mọi trạng thái viêm tụ máu sâu hay nông; những phù nề sau mổ và sau khi gãy xương bong gân; viêm trong và ngoài cổ tử cung vô sinh do tắc ống dẫn trứng viêm tử cung mạn tính viêm vòi trứng viêm tuyến vú; những bệnh phế quản mạn tính hen phế quản lao phổi viêm mủ màng phổi; viêm xoang viêm thanh quản viêm họng viêm tai giữa; viêm khớp viêm quanh khớp, nhọt, áp-xe, loét, mảng mô hoại tử sẹo lồi; viêm bàng quang viêm mào tinh hoàn viêm lợi và áp-xe quanh răng…

Tác dụng phụ của alphachymotrypsin là gây tăng nhãn áp; có thể phù giác mạc viêm màng bồ đào ngoài ra, alphachymotrypsin có tính kháng nguyên nên sau khi tiêm bắp, đôi khi có các phản ứng dị ứng nặng.

Để sử dụng alphachymotrypsin có hiệu quả, nên dùng phối hợp với các thuốc dạng men khác chế độ ăn phù hợp, bổ sung các vitaminmuối khoáng để gia tăng hiệu quả chữa bệnh. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng alphachymotrypsin, không nên ăn một số loại hạt như đậu nành vì có chứa nhiều loại protein ức chế hoạt tính của alphachymotrypsin. Cũng không nên phối hợp alphachymotrypsin với các thuốc chống đông.

 

Không nên ăn hạt đậu nành khi đang dùng men chống viêm.

Không nên ăn hạt đậu nành khi đang dùng men chống viêm.

Serratiopeptidase: Đây là một men phân giải protein chiết xuất từ một chủng vi khuẩn không gây bệnh thuộc loài serratia. Serratiopeptidase có hoạt tính chống viêm mạnh, hiệu quả hơn các thuốc có nguồn gốc men khác, mạnh hơn alphachymotripsin nhiều lần. Serratiopeptidase phân hủy các polypeptid gây viêm và tiêu fibrin mạnh, tác dụng trực tiếp vào quá trình gây viêm, đặc tính tiết dịch giảm đau và không có tác dụng lên quá trình đông máu.

Serratiopeptidase thúc đẩy quá trình xâm nhập của kháng sinhhóa chất vào các mô, do đó, men này có tương tác tốt khi phối hợp với thuốc kháng sinh giúp gia tăng hoạt tính của kháng sinh. Serratiopeptidase cũng làm giảm trọng lượng khô và độ nhớt của dịch xuất tiết ở mũi, đờm, làm long đờm và bài xuất mủ dễ dàng, do đó, men này có tương tác tốt khi phối hợp với kháng sinh trong các bệnh nhiễm khuẩn và là thuốc long đờm trong các bệnh về phổi như viêm phế quản hen phế quản lao...

Trong phẫu thuật, serratiopeptidase được sử dụng để chống viêm, chống phù nề sau mổ, chấn thương, sau phẫu thuật chỉnh hình. Trong chuyên khoa Tai - mũi - họng, serratiopeptidase được sử dụng để chữa các triệu chứng viêm xoang viêm tai giữa viêm họng Tuy nhiên, do men này làm tăng tác dụng của thuốc chống đông nên cần đặc biệt thận trọng khi dùng serratiopeptidase cho các bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân bị suy gan suy thận nặng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật