Tư vấn trực tiếp: Nguyên nhân và biểu hiện bệnh tim bẩm sinh
Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7 vấn đề sức khỏe lớn
5 dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề về tim, cần đi khám bác sĩ ngay nhé
Theo thống kê tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP. HCM, cứ 100 sản phụ mang thai lần đầu thì có khoảng 1 trường hợp thai nhi bị dị tật tim;100 sản phụ mang thai lần 2 thì sẽ có từ 2-6 thai nhi bị dị tật tim Đặc biêt, tỉ lệ này còn tăng 20-30% nếu trong gia đình có từ 2 người dị tật tim bẩm sinh trở lên.
Dị tật tim có thể khiến trẻ tử vong sau sinh trong thời gian rất ngắn hoặc làm cho chất lượng cuộc sống của trẻ sau này bị giảm sút nghiêm trọng, quá trình chăm sóc rất khó khăn. Bởi vậy, có thể nói đây là 1 căn bệnh nguy hiểm, nằm trong danh sách các bệnh báo động đỏ mà tất cả các bậc phụ huynh cần quan tâm.
MC: Thưa PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, câu hỏi đầu tiên xin được dành cho ông. Những nguyên nhân nào gây bệnh TBS ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?
Hiện chưa có một nhà khoa học nào phát hiện ra chính xác nguyên nhân gây bệnh TBS. Tuy nhiên, có thể thấy một số nguyên nhân gây bệnh TBS như bố mẹ, đặc biệt là mẹ sử dụng những loại thuốc không tốt trong quá trình mang thai tiếp xúc với tia X-quang, uống rượu bia hút thuốc lá, bệnh đái đường, tăng huyết áp đặc biệt những bà mẹ mắc virút rubella trong 3 tháng mang thai đầu, nguy cơ trẻ mắc TBS rất cao. Một yếu tố nữa là trong thời gian mang thai mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến trẻ đẻ non. Trẻ đẻ non mắc TBS có t lệ rất cao.
MC: Thưa ThS.BS Trần Đắc Đại, ngoại trừ những yếu tố bên ngoài có thể thay đổi và điều chỉnh được, khi người mẹ không may bị mắc bệnh như quai bị, rubella, tiểu đường trong thai kỳ thì ông có lời khuyên nào dành cho họ?
ThS.BS Trần Đắc Đại: Những nguyên nhân do nhóm bệnh về gen vi-rút hay bất thường nhiễm sắc thể ở thai kì không dễ để chẩn đoán. Nhưng nguyên nhân do môi trường (bệnh của người mẹ), thì có thể tiêm phòng, cách ly mẹ với những chất gây dị tật như bệnh nghề nghiệp (tiếp xúc với pin, chì...). Về việc tiêm phòng, nên tiêm phòng Rubella.
MC: Theo ông, trẻ bị TBS sẽ có biểu hiện và triệu chứng bệnh như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Chúng ta cần chú ý sinh hoạt của trẻ. Có 2 nhóm: Nhóm 1: TBS tím sớm (trẻ sinh ra da tím ngay khó thở suy hô hấp), nhóm này rất nặng, hầu như dễ phát hiện ngay khi sinh ra. Nhóm 2: TBS tím muộn: diễn biến từ từ, khó phát hiện, khi cháu bú hay dừng lại để thở nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại. Nhóm 3: TBS không có nhiều biểu hiện lâm sàng (thông liên thất lỗ nhỏ, thông liên nhĩ), diễn biến từ từ, rất khó phát hiện bằng biện pháp khám thông thường, cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa. Chương trình Trái tim cho em đã phẫu thuật nhiều trẻ bị TBS như thế.
MC: Được biết, trong một số trường hợp, trẻ bị TBS lại không có biểu hiện gì của bệnh mà chỉ tình cờ được phát hiện khi đi khám sức khỏe. Vậy ThS.BS Trần Đắc Đại có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ để có thể sớm phát hiện ra bệnh của con và có cách chữa trị kịp thời không?
ThS.BS Trần Đắc Đại: Phát hiện sớm là ngay khi sinh ra, chúng ta đã biết trẻ bị TBS để được chữa trị kịp thời. Nếu sớm nữa, nên phát hiện sớm từ khi còn là bào thai. Những trẻ dù mắc TBS nhưng có những dị tật khác nữa khiến gia đình không nghĩ trẻ bị TBS. Tuy nhiên, trẻ vẫn bị hạn chế hoạt động thể lực chậm tăng cân Dựa vào triệu chứng của cháu không thể kết luận được trẻ sơ sinh nên được đi khám bác sĩ và cần được khám kỹ trước khi tiêm chủng Một bác sĩ được đào tạo không cần quá chuyên sâu, chỉ bằng 1 ống nghe hoàn toàn có thể phát hiện được TBS. Nếu nghi ngờ, có thể đưa trẻ đến các cơ sở đủ khả năng phát hiện bệnh cho cháu.
Hà Anh (23 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội): Xin chào chuyên gia, tôi năm nay 23 tuổi và mới sinh cháu đầu được 8 tháng. Gần đây, khi bú mẹ, cháu thường có biểu hiện khò khè, thở nhanh, bú kém và tôi để ý thấy lồng ngực cháu bị rút lõm khi hít vào. Đây có phải là dấu hiệu của TBS không? Làm thế nào để phân biệt sớm bệnh TBS với các dấu hiệu của bệnh hô hấp thông thường vì 2 tháng trước cháu cháu từng phải nhập viện vị bệnh hô hấp.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Theo mô tả, bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản viêm phổi Tuy nhiên có thể hậu quả của bệnh tim bẩm sinh sẽ làm tăng lượng máu lên phổi, dễ gây nhiễm trùng. Cha mẹ cần cảnh giác với những dấu hiệu này. Nếu nghi ngờ cháu khó thở nhiều lần, bạn có thể đưa cháu đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ thăm khám sớm.
MC: Thưa ThS.BS Trần Đắc Đại, theo ông, có những biện pháp nào làm giảm nguy cơ mắc bệnh TBS ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Ông có lời khuyên gì dành cho chị em phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai không?
ThS.BS Trần Đắc Đại: Giảm nguy cơ mắc tim bẩm sinh lời khuyên cho chị em: chuẩn bị thai nghén tốt, tiêm chủng đầy đủ. Đối với người mẹ làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các hóa chất gây hại thì nên dừng việc dùng thuốc trước khi có thai.
Nếu khi có thai rồi thì phòng bệnh bằng lộ trình theo dõi, quản lý thai nhi quan trọng nhất là tuần 10-13, mẹ nên khám, siêu âm, test, xác định thai có bị dị tật không. Tuần 18-24 khi thai đủ trọng lượng, bác sĩ đỡ phát hiện nhầm, nếu phát hiện dị tật thì đó vẫn là thai nhi chứ chưa phải đứa trẻ sinh ra,. Ngoài ra mẹ theo dõi sức khỏe ở các trung tâm lớn (phụ sản TƯ) để có những lời khuyên nhất định.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Cha mẹ đừng căng thẳng quá. Trong số bệnh tim bẩm sinh khoảng 60% không phải chữa, vì tự khỏi được. Đừng tự biến con mình thành người tàn tật vì khả năng tự khỏi cao, có thể chữa khỏi.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:08 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:03 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:02 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:07 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:06 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:06 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:05 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:01 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:00 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:08 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023