Mẹ nên biết: Cho trẻ tập ăn dặm nên nấu hay chọn bột ăn dặm bán sẵn?

Chọn bột ăn dặm dạng nào cho trẻ hay tự nấu khi tập trẻ ăn dặm, chế độ ăn dặm của trẻ có cần đủ 4 nhóm thực phẩm không? Chọn sữa gì cho con mới tốt nhất? Luôn là sự quan tâm và phân vân của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ.

Vậy nên cho trẻ ăn làm sao mới đúng khi mới tập trẻ ăn dặm Các thông tin sau đây sẽ chỉ ra các vấn đề cần lưu ý để chị em tham khảo và có sự lựa chọn thật phù hợp với con mình hơn.

Nên chọn bột ăn dặm bán sẵn cho trẻ hay tự chế biến khi mới tập trẻ ăn dặm?

Tập trẻ ăn dặm không nên ăn nhiều loại thực phẩm cùng lúc cho dễ tiêu hóa (Ảnh internet)

Tập trẻ ăn dặm không nên ăn nhiều loại thực phẩm cùng lúc cho dễ tiêu hóa (Ảnh internet)

Quan điểm của trang là: mẹ tự nấu hay mua bột ăn dặm bán sẵn đều được, chọn cách nào cũng được quan trọng là trẻ ăn vào phải tiêu hóa tốt được

KHI MỚI TRẺ TẬP ĂN DẶM – TRẺ ĂN VÀO PHẢI TIÊU HÓA ĐƯỢC !

Khi bắt đầu tập trẻ ăn dặm và trong 1-2 tháng đầu cho con ăn. Việc mua bột ăn dặm đóng gói sẵn hay loại mẹ tự làm tự nấu với thắc mắc thường gặp của nhiều bà mẹ là “chọn cách nào sẽ có dinh dưỡng hơn?” sẽ không có quan trọng bằng việc cần quan tâm, lưu ý nhất trong 1-2 tháng đầu trẻ ăn dặm đó là “con ăn vào có tiêu hóa tốt không, có bị đầy bụng, nôn trớ, đi phân sống hay bị tiêu chảy không?”

Cần nhìn vào các dấu hiệu ấy ở trẻ để thấy rõ trẻ ăn và tiêu hóa ổn không khi mới tập trẻ ăn dặm. Thức ăn dù có dinh dưỡng cỡ nào, dù mẹ nấu nhiều nhóm thực phẩm cho đa dạng đi nữa mà con ăn vào hay bị nôn trớ, đầy bụng, đi phân sống tiêu chảy nghĩa là không phù hợp. Có nhiều dinh dưỡng mà đường ruột của trẻ không tiêu hóa nổi càng phản tác dụng vì dưỡng chất cũng không hấp thu vào được còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến biếng ăn chậm tăng cân đứng cân.

Đừng tưởng trẻ ăn nhiều là sẽ hấp thu được nhiều!

Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn việc này! Khi mới tập trẻ ăn dặm cứ tưởng mình tự nấu cho con ăn là tốt, là bổ dưỡng, là đủ chất, là thương con, …, trong khi con thì cứ bị nôn trớ tiêu chảy đi phân sống kéo dài mấy tuần, cả tháng cũng không nhận ra vấn đề, vào trang hỏi “em cũng nấu đủ thứ, đổi nhiều món ăn lắm rồi mà sao không hợp với con?”

Đó là vì mẹ đã quên một điều quan trọng nhất khi mới tập trẻ ăn dặm đó là: Trẻ trong giai đoạn đầu tập ăn, không thể ăn nhiều loại thực phẩm cùng lúc vì đường ruột chưa quen, chưa thích ứng và tiêu hóa nổi. Bụng của trẻ trước giờ chỉ uống mỗi sữa, bộp một nhát mẹ cho ăn đủ loại sao mà tiêu hóa nổi?

Trong 2 tháng đầu tập trẻ ăn dặm, đừng quan tâm món ăn ấy có đủ chất hay không mà quan trọng là nhìn xem “con ăn vào có tiêu hóa bình thường không?” Khi trẻ vẫn đi ngoài bình thường, không đi phân sống, không tiêu chảy hay ăn gì ị ra đó, không nôn trớ, không chướng bụng không bú kém lại, mới cho thấy chế độ ăn dặm ấy, món ăn mẹ đang nấu thực sự phù hợp với con. Cho thấy trẻ ăn và tiêu hóa tốt.

Nếu trẻ đang tập ăn dặm mà cứ hay bị đi phân sống, đi ị kéo dài hoặc hay bị nôn ói sau khi ăn, nghĩa là cách ăn/món ăn ấy không phù hợp và đã khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Càng để lâu ngày thành gây tổn thương thành ruột, sẽ khiến trẻ ăn gì về sau cũng không hấp thu bình thường được nữa dẫn đến tình trạng chậm tăng cân đứng cân hẳn nhiều tháng.

Khi mới tập trẻ ăn dặm, trẻ cần tiêu hóa được chưa cần đủ chất

Nhấn mạnh lần nữa ý: Trong 1-2 tháng tuần đầu tập trẻ ăn dặm, không cần đủ chất, ăn ít, không đủ chất thì cho trẻ bú/uống sữa bù vào. Bởi vì trẻ dưới 18 tháng tuổi có thể tăng cân đầy đủ, lớn khỏe, ít ốm vặt là sữa không phải nhờ ăn.

Khi mới tập trẻ ăn dặm chỉ nên cho bé ăn từng ít một rồi mới tăng dần lên (Ảnh internet)

Khi mới tập trẻ ăn dặm chỉ nên cho bé ăn từng ít một rồi mới tăng dần lên (Ảnh internet)

Có trường hợp “con 10 tháng tuổi chỉ có 6,3 ký, còn mẹ cứ cố cho con ăn dặm kiểu nhật, ăn thô từ lúc 5 tháng, đi phân sống kéo dài. Đứng cân từ lúc tập ăn 5 tháng được 6kg mà tới giờ 10 tháng vẫn chưa tăng nổi nữa ký, con ngồi còn chưa vững, mà mẹ vào hỏi không hiểu tại sao con như vậy, không biết mình sai ở chỗ nào? Đã vào trang hỏi “em không biết mình sai ở đâu?” trong khi nhìn tình trạng của con là thấy rõ mẹ cho con ăn không phù hợp khiến con đứng cân và bị tiêu chảy kéo dài từ lúc ăn như thế.

Cứ ép trẻ ăn mà con không dễ tiêu hóa nổi thì mẹ có nấu cỡ nào con ăn, có chọn bột loại nào cũng không vô được. Mẹ bỏ công nấu mà con ăn không lớn được thì nấu làm gì cho mệt người cả con lẫn mẹ. Muốn nấu cho con ăn kiểu gì, trước tiên cứ tập cho ăn ăn vào tiêu hóa được trước đã. Mẹ muốn chọn chế độ ăn dặm theo kiểu ta, kiểu Nhật, kiểu Mỹ, kiểu gì cũng được. Khi tập trẻ ăn dặm miễn sao con ăn vào tiêu hóa tốt (không nôn trớ, không tiêu chảy không đi phân sống) và hấp thu tốt (khả năng hấp thu kiểm chứng qua việc trẻ tăng cân tốt hàng tháng) thì đó là lựa chọn đúng đắn của mẹ dành cho con mình.

Ghi chú: tập trẻ ăn dặmTrang không khuyến khích các mẹ tự xay bột tự nấu hay mua bột ăn dặm bán sẵn. Đó là cách chọn lựa của mỗi người. Chọn cách nào cũng được. Tuy nhiên, nếu mẹ nấu thì lưu ý đừng cho nhiều loại rau củ, thịt cá vào món bột ăn dặm với trẻ từ 6-8 tháng tuổi. Đó là giai đoạn trẻ mới tập ăn, cần ăn sao cho dễ tiêu, nấu nhiều loại mà con ăn vào cứ bị tiêu chảy, bị đầy bụng, con bị chậm tăng cân ở tháng ấy hay bị đứng cân nghĩa là mẹ nấu không thích hợp với con và cần điều chỉnh lại ngay.

Theo mình, trong tháng đầu tập trẻ ăn dặm, nên chọn các loại bột ăn dặm đóng gói sẵn, sẽ giúp trẻ sẽ tiêu hóa hơn. Khi trẻ ăn được vài tuần, tiêu hóa tốt lúc ấy mẹ có thể thay thế dần bằng bột ăn dặm mẹ nấu, có thể thử nấu món này món khác và cho thêm từng loại rau củ, tập cho trẻ ăn thịt, … hoặc có thể thay đổi qua lại giữa bột mẹ nấu và bột mua sẵn cho đa dạng mùi vị, tùy ý.

Làm sao để biết trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm?

Những biểu hiện cho thấy con đã sẵn sàng để có thể thử những muỗng bột đầu tiên:

– Bé đã có thể ngồi tựa lưng vững vàng, nghĩa là có thể ngồi dựa và 1 điểm tựa đúng tư thế để nuốt thức ăn.

– Sau vài tuần có biểu hiện đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép, nuốt nước bọt Trong nước bọt chứa men amylaza tiêu hóa tinh bột khi bé tiết nước bọt có nghĩa là bé đã có thể tiêu hóa được tinh bột.

– Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.

– Bé đã biết giữ được món bột trong miệng và sau đó nuốt chúng, bé không còn dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng.

– Biết nhai. Để bắt đầu ăn bột, miệng và lưỡi của bé đã có thể kết hợp di chuyển thức ăn sau khi đưa vào miệng và nuốt. Bé cũng cần học cách nuốt một cách thành thạo.

Tập trẻ ăn dặm – Những biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm (Ảnh internet)

Tập trẻ ăn dặm – Những biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm (Ảnh internet)

Lưu ý: Là khi có “tất cả các biểu hiện trên” chứ không phải chỉ có 2-3 biểu hiện ấy.

Hiện tất cả các thông tin dinh dưỡng về trẻ, trên các hộp bột ăn dặm đều ghi rõ nội dung “nên cho bé uống sữa hoàn toàn/bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi”– dù mẹ nhận thấy rằng trẻ đã rất muốn và đã sẵn sàng để ăn bột.

Trong 3 năm đầu trẻ cần tăng cân đầy đủ hàng tháng mới có phát triển thể chất toàn diện

Thông thường, trẻ khi sinh ra có cân nặng trung bình từ 2,8-3,4kg. Trong 3 tháng đầu trung bình mỗi tháng cần tăng cân ít nhất 1 kg mới là đạt chuẩn. Cân nặng tối thiểu ở trẻ trong năm đầu khi trẻ được 1 tuổi, cần tăng gấp ba lần trọng lượng so với cân nặng lúc. Dưới mức ấy gọi là trẻ bị chậm tăng cân, chậm phát triển.

Với trẻ sinh non sinh nhẹ cân dưới 2,8kg cần được chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ tăng cân nhiều hơn trong 6 tháng đầu, từ đó trẻ mới có thể đạt mức cân nặng như các bé khác khi được 1 tuổi.

Trẻ sau 1 tuổi hàng tháng tăng cân rất ít, chỉ khoảng 300g, sau 2 tuổi trẻ còn tăng cân ít hơn. Tuy nhiên trong 3 năm đầu trẻ luôn cần tăng cân hàng tháng. Nhất là với trẻ dưới 18 tháng tuổi, tháng nào bị đứng cân là không ổn cần cải thiện ngay.

Thực tế khoa học đã chứng minh chiều cao cân nặng và bộ não có “đạt” hay không, phần lớn được quyết định trong 3 năm đầu đời của trẻ. Đó là 3 năm “vàng”, bởi sau 3 năm đầu mà con bạn bị còi hoặc ốm yếu, thì dù bạn có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được vì hầu như mọi chuyện đã được “an bài”

Lượng sữa cần thiết cho trẻ mỗi ngày ngoài chế độ ăn dặm

Tập trẻ ăn dặm và lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho bé ngoài chế độ ăn (Ảnh internet)

Tập trẻ ăn dặm và lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho bé ngoài chế độ ăn (Ảnh internet)

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi: Mỗi cữ: 2-3 tiếng, lần bú từ 120ml – 150ml sữa, khoảng 7-8 lần mỗi ngày. Tổng lượng sữa hợp lý: 900 – 1.200 ml sữa.

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Mỗi cữ: 2-3 tiếng, lần bú từ 150ml – 180ml sữa, khoảng 6-8 lần mỗi ngày. Tổng lượng sữa hợp lý: 1.200 – 1.400 ml sữa.

Trẻ từ 9-12 tháng tuổi: ngoài các cữ ăn dặm, cần bú từ 800 – 1000 ml sữa mỗi ngày.

Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: Cần từ uống 700 – 900 ml sữa, ăn ngày 2 – 3 cữ cháo ăn vặt 1- 2 cữ tùy theo khả năng tiêu hóa từng bé.

Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi: Cần từ uống 600 – 800ml sữa 3 cữ chính, 2 cữ ăn lỡ (ăn vặt, cữ phụ) như hoa quả sữa chua soup, bánh ngọt, … Đây là giai đoạn có thể bắt đầu tập cho trẻ tập ăn cơm nát, làm quen dần với các món ăn mới như phở nuôi, hủ tiếu bánh mì … (tán nát hay dầm nhuyễn, tập trẻ ăn từ từ).

Ghi chú:

– Lượng sữa nói trên là sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức nếu trẻ không bú mẹ, hoặc cho con uống cả 2 loại sữa mẹ và sữa công thức.

– Trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để có sức đề kháng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Và không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi.

– Trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng sữa tươi đóng hộp sẽ khó tiêu hóa dễ bị đầy bụng tiêu chảy Mặc khác dinh dưỡng ở sữa tươi chỉ bằng 1/3 so với sữa công thức chỉ khi nào trẻ dư cân và từ 2 tuổi trở lên mới có thể cho trẻ uống sữa tươi thế sữa công thức (hoặc là giảm lượng sữa công thức lại, pha loãng hơn).

Các biểu hiện bất thường cần lưu ý ở trẻ

Khi trẻ có biểu hiện:

– Bú kém, biếng ăn, chậm tăng cân hàng tháng, đứng cân hẳn.

– Tiêu hoa kém, hay nôn trớ, đi phân sống kéo dài.

– Trẻ trằn trọc khó ngủ kéo dài rụng tóc hình vành khăn.

– Chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng chậm đi đứng

– Trẻ thiếu chiều cao so với tháng tuổi.

Cần theo dõi và cải thiện ngay cho bé để giúp con tăng cân đầy đủ hàng tháng, phát triển tốt ở các giai đoạn, phát triển thể chất và trí não một cách tốt nhất trong 3 năm đầu đời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật