Năm sai lầm khi chăm con mà các mẹ hay mắc phải

Bà mẹ nào cũng luôn muốn mang đến cho con của mình những thứ tốt nhất chăm sóc bé tốt nhất có thể Tuy nhiên có những sai lầm khi chăm con mà mẹ hay mắc phải trong nuôi dưỡng và chăm sóc bé gây ra rất nhiều nguy hiểm cho con như suy dinh dưỡng, chậm phát triển,… mà mẹ không biết. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 sai lầm khi chăm con mà các mẹ hay mắc phải.

1. Không cho con bú sữa mẹ

Từ lâu sữa mẹ đã được biết đến là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Các chuyên gia đã khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến tháng 24 để đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Có những mẹ vì phải đi làm hoặc giữ gìn vóc dáng sau sinh nên đã cho con ăn sữa công thứcăn dặm sớm thay vì bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là cách chăm sóc bé hoàn toàn không tốt, có thể dẫn tới những hệ lụy về sức khỏe của bé như chậm lớn còi xương suy dinh dưỡng,…

Ngoài việc không cho con bú sữa mẹ ra, việc một số bà mẹ không cho trẻ bú đúng cách và bảo vệ nguồn sữa của mình cũng là những sai lầm khi chăm con mà các mẹ nên lưu ý.

2. Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn

Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn cũng là một sai lầm khi chăm con mà các mẹ hay mắc phải. Theo các chuyên gia, nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều gây tác động tiêu cực đến đứa trẻ Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn đều gây tác động tiêu cực đến đứa trẻ
 Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn gây ngạt. Tùy theo chất lượng bữa ăn bổ sung, một số trẻ nhận được quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới béo phì, trong khi một số khác lại nhận được quá ít năng lượng và chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng. Để chăm sóc bé tốt nhất, chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Ngược lại, khi trẻ ăn bổ sung muộn, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trẻ sẽ chậm tăng cân và có thể suy dinh dưỡng Sau 6 tháng, sữa mẹ không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc. Ngoài việc bú sữa mẹ, để chăm sóc bé tốt nhất thì mẹ nên cho bé ăn thêm từ 1-2 bữa bột trong một ngày.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

Khi trẻ bị ốm, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bé cần nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm khi chăm sóc bé ốm là bắt trẻ phải ăn kiêng như không dầu hoặc mỡ, chỉ cho ăn bột ngọt (đường), không bú, hạn chế rau xanh,... Chế độ ăn uống kiêng khiến bé không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng Tùy vào độ tuổi và bệnh trẻ mắc phải mà mẹ nên có chế độ dinh dưỡng cho phù hợp để chăm sóc bé tốt nhất.

4. Bổ sung đạm sai cách

Chất đạm hay còn gọi là protein là chất tối quan trọng không thể thiếu trong nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Bổ sung đạm sai cách cũng là một trong những sai lầm khi chăm con mà các mẹ hay mắc phải.

Nếu thiếu đạm, bé sẽ dễ mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hóa thường xuyên bị nhiễm trùng mắc các bệnh về huyết áp mệt mỏi suy dinh dưỡng cơ thể không phát triển hoàn thiện được. Ngược lại, nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa gây phân sống tiêu chảy

Nên bổ sung đạm từ các loại thịt, cá, trứng, hải sản cho bé

Nên bổ sung đạm từ thịt, trứng, cá, hải sản cho bé

Các mẹ lưu ý là trẻ cần được bổ sung đạm từ các loại thịt, cá trứng hải sản. Nước thịt, nước hầm xương hầu như không chứa đạm.

5. Ăn bù khi lớn

Khoa học đã chứng minh trẻ bị suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai và 2 năm đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi đối với sự phát triển của não hệ miễn dịchthể lực Vì vậy, quan điểm cho trẻ ăn bù khi lớn là một sai lầm khi chăm con mà các mẹ tuyệt đối nên tránh.

Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời chính là cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì rối loạn chuyển hóa các bệnh tim mạch huyết áp loãng xương Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ khi còn trong vào thai đến khi trẻ được 2 tuổi là rất quan trọng, nó quyết định đến chiều cao cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành.

Các mẹ nên có những chế độ chăm sóc bé hợp lý trong từng giai đoạn phát triển của trẻ để trẻ có thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật