Dấu hiệu bị thiếu kẽm của cơ thể nhất định bạn phải biết

Kẽm là một vi chất cần thiết cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp phân chia tế bào, đông máu, chữa lành vết thương, tổng hợp ADN, tăng trưởng và phát triển của bào thai, tổng hợp protein.

Các bệnh về tiêu hóa bệnh gan bệnh thận hoặc một số bệnh và thuốc khác có thể ảnh hưởng tới hấp thu kẽm gây ra tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu bị thiếu kẽm của cơ thể.

Dấu hiệu bị thiếu kẽm

Những dấu hiệu bị thiếu kẽm của cơ thể là hệ miễn dịch bị tổn thương, tiêu chảy, biếng ăn,...

Những dấu hiệu bị thiếu kẽm của cơ thể là hệ miễn dịch bị tổn thương, tiêu chảy, biếng ăn,...

1. Hệ miễn dịch bị tổn hại

Kẽm ảnh hưởng tới các hoạt động tế bào Thiếu kẽm có thể gây giảm và yếu các kháng thể và tổn hại đến hệ miễn dịch Do đó, người bị thiếu kẽm sẽ dễ bị các nhiễm trùng hoặc nhiễm cúm.

2. Tiêu chảy

Hệ miễn dịch bị tổn hại khiến một người dễ bị bệnh nhiễm trùng Một trong những kiểu nhiễm trùng là do vi khuẩn gây tiêu chảy

3. Rụng tóc và tổn thương da

Kẽm rất cần cho sự phát triển bình thường của tế bào thiếu kẽm dinh dưỡng làm suy yếu các tế bàokết quả là có thể gây rụng tóc và gây tổn thương cho da.

4. Mất cảm giác ngon miệng hoặc biếng ăn

Thiếu hụt hẽm gây giảm cảm giác ngon miệng. Nếu thiếu kẽm không được chẩn đoán và điều trị, giảm cảm giác ngon miệng có thể dẫn tới biếng ăn

5. Suy giảm nhận thức và chức năng vận động

Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ làm yếu mẹ mà còn có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh của thai nhi làm giảm khả năng vận động và khả năng nhận thức của thai nhi

Ngoài ra thiếu kẽm cũng có thể gây ra những dấu hiệu khác như giảm khả năng sinh sản phát ban trên da, những đốm trên móng tay móng chân rối nhiễu giấc ngủ giảm ham muốn tình dục giảm khứu giác và trong một số trường hợp gây thiếu máu nhẹ.

Thiếu kẽm dinh dưỡng có thể được điều trị bằng các chế phẩm bổ sung kẽm và tăng cường hấp thu kẽm qua chế độ ăn Những thực phẩm giàu kẽm là lúa mì yến mạch hạt bí ngô trứng sữa hàu các loại hạt thịt và đậu Hà Lan. Các chế phẩm bổ sung kẽm thường có trong các chế phẩm bổ sung tổng hợp. Những chế phẩm bổ sung kẽm này được dùng qua đường uống. Nếu được chẩn đoán thiếu kẽm, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng và loại chế phẩm bổ sung nên dùng.

Kẽm cũng cần được dùng đúng liều theo khuyến nghị vì thừa kẽm có thể có  hại, gây buồn nôn nôn đau đầuđau bụng Hấp thu kẽm thường xuyên với lượng dư thừa có thể dẫn tới suy tạng và thậm chí là tử vong

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật