Niacin (vitamin B3) là gì? Nhu cầu và sự thiếu hụt niacin

1. Niacin (vitamin B3) là gì?

Niacin hay niaxin (còn được gọi là vitamin B3 axit nicotinic hay vitamin PP) là một hợp chất hữu cơ có công thức C6H5NO2 và là một trong 40 đến 80 chất dinh dưỡng thiết yếu của con người, tùy thuộc vào định nghĩa được sử dụng.

Niacin là một trong năm vitamin mà nếu thiếu trong chế độ ăn uống của con người sẽ gây ra bệnh điển hình: Bệnh thiếu niacin bệnh thiếu vitamin c bệnh thiếu thiamin bệnh thiếu vitamin d (bệnh còi xương) bệnh thiếu vitamin a (bệnh mù ban đêm và các triệu chứng khác).

Niacin đã được sử dụng trong hơn 50 năm để tăng mức độ HDL trong máu và đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch trong một số thử nghiệm có kiểm soát trên người.

Cấu trúc niacin (vitamin B3)

Cấu trúc niacin (vitamin B3)

Niacin là chất rắn hòa tan trong nước, không màu, là dẫn xuất của pyridin, với nhóm carboxyl (COOH) ở vị trí số 3. Các dạng vitamin b3 khác là dạng amid, nicotinamid, trong đó nhóm carboxyl được thay bằng nhóm carboxamid (CONH2), cũng như các amid phức tạp hơn và các dạng este. Cả axit nicotinic và nicotinamid đều được gọi chung là niacin hay vitamin B3, và bởi vì có hoạt tính sinh hóa tương tự nhau, axit nicotinic và nicotinamid thường được dùng thay thế nhau khi đề cập đến các hợp chất thuộc họ này.

Niacin không thể chuyển trực tiếp thành nicotinamid, nhưng cả hai hợp chất có thể được chuyển thành NAD và NADP in vivo. Mặc dù có hoạt tính vitamin như nhau nhưng nicotinamid lại không có tác dụng dược lý như niacin.

Nicotinamid không làm giảm cholesterol hoặc gây bệnh flushing.[4] Nicotinamide có thể gây độc cho gan ở liều vượt quá 3 g/ngày đối với người lớn. Niacin là tiền chất của NAD+/NADH và NADP+/NADPH, là những chất đóng vại trò thiết yếu trong việc chuyển hóa trong tế bào sống. Niacin tham gia vào việc cải biến DNA và sản sinh các hormone steroid trong tuyến thượng thận.

Thực phẩm giàu vitamin B3

Thực phẩm giàu vitamin B3

2. Nhu cầu

Một khuyến nghị sử dụng hàng ngày đối với niacin là 2–12 mg/ngày đối với trẻ em 14 mg/ngày đối với phụ nữ 16 mg/ngày đối với nam giới và 18 mg/ngày đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Nói chung, tình trạng niacin trong cơ thể được kiểm tra thông qua nước tiểu được coi là đáng tin cậy hơn là kiểm tra trong huyết tương.

3. Sự thiếu hụt

Thiếu hụt niacin ở mức nhẹ đã được chứng minh là sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất làm giảm khả năng chịu lạnh.

Vitamin B3 có tác dụng làm đẹp da

Vitamin B3 có tác dụng làm đẹp da

Sự thiếu hụt nghiêm trọng niacin (vitamin B3) có trong những thực phẩm chế độ ăn gây ra bệnh pellagra với triệu chứng là viêm da, mất tác dụng làm trắng da tiêu chảy suy giảm trí nhớ tăng sắc tố, da dày viêm miệng và lưỡi, rối loạn tiêu hóa và sẽ tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng tâm thần thường gặp khi thiếu niacin bao gồm khó chịu, kém tập trung lo âu mệt mỏi bồn chồn, thờ ơ và trầm cảm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật