Những người tuyệt đối không được ăn gừng để tránh gây hại cho sức khỏe

Củ gừng tươi bị dập nát dễ sinh độc tố gây hại cho gan. Người bị bệnh dạ dày, bệnh trĩ... cũng không nên ăn thực phẩm này.

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ cũng như các vết cắt.

Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.    

Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít. 

Ngoài ra, khi ăn gừng cần chú ý không nên gọt vỏ. Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

Không nên ăn gừng trong thời gian dài

Nếu mắc một trong số những bệnh sau đây: Âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt viêm phổi phù thũng phổi, hạch phổi viêm dạ dày viêm gan viêm thận bệnh tiểu đường… thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.

Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.   

Không nên ăn nhiều

Mùa hè thời tiết nóng, cơ thể dễ bị khô miệng khát nước họng đau mồ hôi nhiều, gừng tươi có tính ôn, thuộc loại thức ăn có tính nhiệt, không nên ăn nhiều.

Không dùng cho người bệnh trĩ, xuất huyết

Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam tử cung…) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kì dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ nhồi máu cơ tim huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ nhồi máu và thiếu máu cục bộ. 

Người bị bệnh dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày viêm loét dạ dày loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. 

Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kì triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh.  

Cũng giống như niêm mạc dạ dày nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng Cũng giống như niêm mạc dạ dày nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. 

Nếu bạn bị các bệnh về gan hãy loại gừng khỏi thực đơn  

Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật