Vitamin E và “sứ mệnh” làm đẹp - chị em không thể bỏ qua

Đa phần người sử dụng biết tới vitamin E với tác dụng chống lão hóa: làm cho trẻ đẹp hơn, làn da mịn màng hơn. Vì vậy rất nhiều phụ nữ, thậm chí cả những thiếu nữ làn da vốn đã đẹp rồi nhưng vẫn muốn “nghiền” vitamin E với mong muốn đẹp hơn nữa. Liệu vitamin E có làm được sứ mệnh như bạn nghĩ không

Chị Vũ Thị Thu Hương - Số 4C ngõ 97 đường Trường Chinh - Hà Nội: Nghe nói vitamin E có tác dụng chống lão hóa nên tôi dùng

Cứ vào mùa hanh khô da tôi có cảm giác khô lại, nứt nẻ, đặc biệt là da mặt Tôi có xem quảng cáo trên vô tuyến và các sách báo nói vitamin E có tác dụng chống lão hóa và khô da, làm cho da mềm, mịn. Một số người bạn của tôi cũng đã dùng nên tôi cũng mua về sử dụng. Lúc đầu mua chỉ để uống và bôi mặt trong mùa đông cho đỡ nẻ. Nhưng gần đây tôi còn sử dụng thường xuyên từng đợt để chống lão hóa nữa.

Trẻ, đẹp có làn da mịn màng luôn là niềm mong ước của con người mà nhất là những người ở cái tuổi “tứ tuần” như chúng tôi trở lên. Ngoài dùng vitamin E tôi cũng có dùng thêm một số biện pháp tự nhiên như đắp mặt nạ dưa leo sữa chua (nhưng không thường xuyên vì làm cũng rất lách cách) và kết hợp với ăn uống luyện tập thể dục Về tâm lý tôi nghe nói vitamin E có tác dụng chống lão hóa nên mua dùng còn thực chất vitamin E có tác dụng chống lão hóa như thế nào và tác dụng, hiệu quả đến đâu tôi cũng không tường tận lắm.

BSCK II Ngô Xuân Nguyệt - Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai: Sử dụng không đúng, lợi bất cập hại

Thực tế hiện nay vitamin E được dùng rất lộn xộn nhất là trong lĩnh vực chống lão hóa Phần lớn người sử dụng tự ý đến các hiệu thuốc mua vitamin E về sử dụng: uống hoặc bôi hàng ngày với mong muốn làm da trở nên mềm mại, mịn hơn, sáng hơn, xóa đi các nếp nhăn các vết đồi mồi hay sừng hóa trên da và liều dùng thì tùy hứng người sử dụng.

Cần biết rằng vitamin E cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn: gây ra các bệnh về lưỡi, suy nhược đau bụng mệt mỏi mất ngủ giọng nói không còn thanh thoát nữa... Do quan niệm dùng vitamin E rất an toàn nên khi gặp các triệu chứng này người sử dụng thường không nghĩ tới thủ phạm là vitamin E. Các tác dụng phụ của vitamin E không thấy ngay tức thì mà có khi là cả một quá trình lâu dài mới thấy được.

Điều nguy hiểm là nếu dùng vitamin E một cách bừa bãi sẽ làm mất cân bằng các vitamin khác trong cơ thể. Ví dụ: dùng nhiều vitamin E sẽ làm giảm hấp thu (hoặc ức chế) một số vitamin khác (như vitamin B1) làm cho cơ thể thiếu hụt các loại vitamin này, cơ thể trở nên mệt mỏi. Do các vitamin bao giờ cũng có tác dụng kết hợp chặt chẽ với các men nên nếu dùng thừa một loại vitamin nào đó sẽ dẫn đến rối loạn men, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể. Đây là điều nguy hiểm và khó chữa.

Cần phải hiểu rằng, vitamin E cũng là một loại thuốc dùng đúng sẽ có tác dụng, thậm chí còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư nhưng nếu dùng sai, quá liều không chỉ gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể mà còn kích thích các tế bào ung thư phát triển.

Có trường hợp đã tử vong do tiêm vitamin c Do đó vitamin là sinh tố (sinh ra sự sống cho con người) sẽ chuyển sang tử tố (gây hại cho cơ thể). Vì thế khi dùng vitamin E phải cân bằng với các vitamin khác trong cơ thể. Trong mọi chỉ định điều trị dùng vitamin E thì vitamin E chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không phải là thuốc điều trị cho bệnh chính đó.

Muốn làm đẹp da cần xem xét, kiểm tra tất cả các chức năng, các yếu tố nội giới, ngoại giới (bên trong, bên ngoài) và phải điều trị tổng thể, chứ dùng đơn lẻ một mình vitamin E sẽ không giải quyết vấn đề gì, mà có khi còn “lợi bất cập hại”.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức- Khoa Dược Trường Đại học Y dược, thành phố Hồ Chí Minh: Bổ sung bằng thực phẩm là tốt nhất

Một trong những vitamin cần được cung cấp đủ hàng ngày là vitamin E còn gọi là alpha-tocopherol. Đây là vitamin tan trong dầu mỡ (giống như vitamin A D) và có một số chức năng đối với cơ thể như bảo vệ màng các tế bào, điều hòa quá trình biến dưỡng một số chất sinh học cần thiết đối với cơ thể.

Ngoài việc làm mất các triệu chứng do thiếu vitamin E (giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với rung động và cảm thụ bản thân, liệt cơ mắt, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh), vào đầu những năm 1990, các nhà khoa học phát hiện vai trò quan trọng của vitamin E trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do có ở tế bào. Vitamin E được xem là vitamin chống ôxy hóa giống như vitamin C, bêta-caroten (tức tiền vitamin A) giúp chống quá trình lão hóa đối với cơ thể con người.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu hàng ngày ta dùng thực phẩm giàu các chất chống ôxy hóa thiên nhiên như vitamin E vitamin c bêta caroten có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bệnh tim mạch, bệnh đục thủy tinh thể

Tác dụng của vitamin E khác nhau tùy thuộc vào liều lượng sử dụng, sự chuyển hóa và hấp thu trong cơ thể như thế nào. Liều lượng nhỏ vitamin E khoảng 15-45IU mỗi ngày được xem là cần thiết để phòng ngừa thiếu vitamin E (theo khuyến nghị về dinh dưỡng của Mỹ -RDA thì liều lượng dự phòng mỗi ngày là 15IU vitamin E; 1 đơn vị quốc tế IU bằng 1mg dl-alpha-tocopheryl acetate).

Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin E có thể kể: mầm các loại hạt ngũ cốc giá sống, một số loại rau trong các hạt nhiều dầu như mè đậu phộng đậu nành hạt hướng dương Vitamin E không bị phân hủy khi nấu nướng.

Vì vậy, tốt nhất là bổ sung vitamin E qua ăn uống. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi thật cần thiết. Vì là vitamin tan trong dầu, nên uống vitamin E cùng hoặc ngay sau bữa ăn để nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật