Làm sao để sống khỏe, tránh bệnh tật khi mùa đông về?

Khí trời lạnh giá khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm, nguy cơ đột quỵ, tim mạch và một số bệnh mãn tính tăng.

Ăn nhiều thực phẩm chua, mặn

Khi chế biến món ăn cho thêm chút muối và các gia vị ấm nóng để thức ăn thêm hấp dẫn và giúp sản sinh lượng nhiệt làm nóng cơ thể. Tuy nhiên, cần chú ý không ăn quá mặn, quá cay, không sử dụng quá 6 g muối/ngày; thận trọng với người có tiền sử tăng huyết ápviêm loét dạ dày tá tràng.

Vào mùa đông, cơ thể cần vận động với cường độ phù hợp
Vào mùa đông, cơ thể cần vận động với cường độ phù hợp

Vào mùa đông, nếu không cung cấp đủ năng lượng và nhiệt lượng thì sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung các chất bột giàu năng lượng như: cơm khoai tây bánh mì mì sợi rau khô… Các thực phẩm này chứa hàm lượng đường lớn, phân hóa chậm nên sẽ trở thành kho năng lượng dự trữ khi cơ thể cần sử dụng.

Ngoài ra, chú ý ăn nhiều chất có vị chua, mặn, ngọt; bổ sung đạm bằng nhiều thực phẩm màu đỏ như: thịt bò thịt dê, thịt thăn heo, bơ sữa trứng… và bổ sung thực phẩm có nguồn gốc thực vật (đậu nành đậu phộng mè) cùng các loại rau quả có màu xanh, đỏ, vàng và xanh đậm.

Những ngày giá rét, cơ thể cần đủ vitamin và khoáng chất hằng ngày nhằm duy trì sự sinh trưởng và phát triển của tế bào Cho nên, cần thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu vitamin A và C (cà rốt đu đủ cà chua cam quýt, ổi…). Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxikali (trứng, sữa, xương động vật) chuối tiêu và các rau quả có màu xanh đậm.

Luôn giữ ấm đôi chân

Vào mùa đông, cơ thể cần vận động với cường độ thích hợp để đào thải độc tố tốt hơn. Mặt khác, dù không khát, cơ thể vẫn phải bảo đảm lượng nước tối thiểu 2.000 – 3.000 ml/ngày. Mỗi sáng ngủ dậy, sau khi vệ sinh cá nhân, có thể uống 200 - 300 ml nước sôi ấm pha với 1 muỗng cà phê muối tinh để cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể cũng như đào thải độc tố.

Trời lạnh, cơ thể cần ủ ấm nhưng không có nghĩa là suốt ngày ru rú trong nhà. Cơ thể cũng cần “tắm nắng” để tổng hợp vitamin D giúp xương cốt chắc khỏe và chống chọi với giá rét. Cần chú ý luôn giữ ấm cho đôi chân bởi chân có huyệt dũng tuyền là cửa ngõ của tạng thận. Chân cũng tập trung nhiều mút thần kinh, cách xa tim nên dễ gặp trở ngại về tuần hoàn trong mùa đông.

Trước khi ngủ, cần ngâm chân trong nước ấm có pha một chút muối hoặc rượu gừng. Tối ngủ có thể kê cao chân để thúc đẩy tuần hoàn. Ngoài ra, nên dùng túi sưởi để dưới chân hoặc bôi dầu nóng vừa phòng cảm lạnh vừa “tăng nhiệt” cho cơ thể; cũng có thể xoa bóp các huyệt đạo, các khu phản xạ lòng bàn chân và phần khung đại tràng để thúc đẩy tiêu hóa và ngủ tốt hơn…

Tránh thực phẩm có tính lạnh

Mùa đông cần tránh những thực phẩm có tính lạnh như: trứng vịt, thịt trâu, cua, ốc, trai, hến đậu xanh giá đỗ ngó sen bí xanh cải xanh mướp đắng dưa hấu dưa chuộtbia rượu và các đồ ướp lạnh. Khi cần phải dùng, nên phối hợp với các gia vị và thực phẩm có tính ấm nóng như: nấu canh trai hoặc hến thì cho thêm gừng, rau răm; thịt trâu thêm tỏi…

Thức ăn khó tiêu khiến cơ thể phải mất thêm nhiệt cho quá trình tiêu hóa nên không được ăn quá lạnh hay quá nóng, hạn chế  dùng nhiều đồ nướng, béo ngọt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật