Bà bầu bị ho ngứa cổ: Nguyên nhân gây bệnh và cách xử trí

Ho ngứa cổ trong thai kỳ hay dân gian còn gọi là ho mọc tóc là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý an toàn khi bà bầu bị ho ngứa cổ?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho ngứa cổ

Hiện tượng bà bầu bị ho ngứa cổ thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ Mẹ bầu sẽ có cảm giác cổ họng ngứa rát, kèm theo ho nhiều, tiếng ho ban đầu có thể nhẹ rồi nặng dần. Quan niệm dân gian khi thấy bà bầu bị ho ngứa cổ thường gọi là ho mọc tóc – tức là do thai nhi đang phát triển, tóc mọc dài ra khiến mẹ bầu khó chịu, ngứa cổ họng và ho. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, giữa việc thai nhi mọc tóc và thai phụ bị ho không có mối liên hệ nào. Nhưng phải thấy rằng, trong thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ho ngứa cổ.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bà bầu bị ho ngứa cổ:

* Sức đề kháng của mẹ bầu suy yếu dẫn tới viêm họng:

Trong thời gian mang thai sức đề kháng của hầu hết mẹ bầu bị suy giảm nghiêm trọng. Chị em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bị vi-rút tấn công nếu không được bảo vệ, giữ gìn thận trọng, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa mưa rét kéo dài bà bầu dễ bị ho hay viêm họng

* Sự phát triển của thai:

Khi thai nhi càng lớn và có tốc độ phát triển đáng kể tử cung phình to gây áp lực lên khoang bụng, ảnh hưởng đến dạ dày đôi khi gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp Việc này cũng khiến bà bầu bị viêm họng ho, ngứa rát cổ họng.

* Lưu lượng máu gia tăng ở thai phụ:

Vấn đề này cũng gây áp lức đến các mạch máu nhỏ ở khoang mũi, đồng thời lượng dịch màng nhầy tăng lên đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi ho ngứa cổ ho có đờm

Xử lý khi bà bầu bị ho ngứa cổ

Nếu bà bầu bị ho ngứa cổ hoặc viêm họng do vi khuẩn vi-rút thông thường, mức độ bệnh nhẹ thì không có gì đáng lo. Tuy nhiên, tình trạng này ít nhiều vẫn khiến thai phụ khó chịu mệt mỏi do vậy chị em không nên chủ quan vì đôi khi ho cũng là triệu chứng của một số căn bệnh do vi-rút gây ra có thể tấn công làm hại thai nhi

Do vậy khi bị ho phụ nữ mang thai nên tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây:

- Ho ngứa cổ kéo dài, có kèm sốt đờm đặc khản tiếng cần đến khám chuyên khoa Tai-mũi-họng càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ho do viêm họng bởi vi-rút, mẹ bầu chỉ cần điều trị triệu chứng như sốt đau họng Còn viêm họng do vi khuẩn mới cần sử dụng thuốc kháng sinh Bác sĩ sẽ kê cho bà bầu những loại thuốc an toàn, ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Bà bầu không được tự ý mua thuốcuống thuốc khi chưa có sự chỉ định của thầy thuốc.

- Hàng ngày cần vệ sinh tai-mũi-họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý Đặc biệt trong mùa cúm hoặc khi thời tiết thay đổi dù không bị ho, mẹ bầu vẫn nên duy trì thói quen này để đề phòng mắc bệnh đường hô hấp

- Giữ ấm cổ họng, phòng ngủ cho bà bầu cần thoáng khí, sạch sẽ; đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người; hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp

- Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng chữa ho cho bà bầu vừa an toàn, hiệu quả như:

+ Ăn tỏi: Không phải bà bầu nào cũng thích mùi tỏi nhưng nếu có thể bạn chỉ cần gia giảm một chút gia vị tỏi trong bữa ăn hàng ngày khi bị ho viêm họng hay cảm cúm sẽ thấy tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm vì tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

+ Uống nước chanh muối hoặc chanh đào mật ong: Những loại nước này sẽ sát trùng làm dịu và thông cổ họng, giúp “đánh bay” tình trạng ho ngứa cổ, rát họng rất phù hợp với mẹ bầu.

+ Nước củ cải: Bạn có thể luộc hoặc ép củ cải tươi lấy nước uống củ cải có công dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi, làm dịu cổ họng trong trường hợp bà bầu bị ho khan rất hiệu quả.

+ Trà gừng mật ong: Gừng vừa giúp mẹ bầu giảm buồn nôn hiệu quả lại có tác dụng chống viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp Một tách trà gừng ấm pha thêm thìa mật ong sẽ giúp bà bầu bị ho ngứa cổ nhanh chóng thấy dễ chịu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật