Bệnh Whitmore: Có thể gây chết người với 1 vết xước nhỏ

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi, xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Nhiều người cho rằng căn bệnh nguy hiểm này cực hiếm gặp nhưng thực tế, nói một cách chính xác thì nó đang bị lãng quên tại Việt Nam.

Nhiều bệnh nhân bị suy phủ tạng, nhiễm trùng toàn thân vì whitmore

Tháng 9 vừa qua, khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp bệnh nhân bị bệnh Melioidosis (whitmore) nặng nhất từ trước đến nay. Bệnh nhân Cao Văn Th. (24 tuổi, Sầm Sơn, Thanh Hóa) được bệnh viện tiếp nhận trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng.

Do không ai nghĩ bệnh nhân có thể bị bệnh whitmore vì cấy máu 2 lần (phương pháp xét nghiệm thông thường) đều cho kết quả âm tính. Phải đến lần thứ 3, các bác sĩ mới xác định được bệnh thì đã ở giai đoạn muộn nên tiên lượng sống sót chỉ còn vài phần trăm. Do xác định bệnh muộn, sau hơn 10 ngày điều trị theo phác đồ đặc hiệu, bệnh nhân vẫn không tiến triển, bệnh nhân từ 70kg sụt nhanh còn 40 cân.

Ngay khi có thông tin về người mắc bệnh whitmore đến nỗi bị suy phủ tạng, nhiều người đã không khỏi khiếp sợ, cho rằng đây là căn bệnh hiếm gặp và cực nguy hiểm. Tuy nhiên, nói một cách chính xác đây là căn bệnh đang bị lãng quên tại Việt Nam.

Theo BS Trịnh Thị Vinh (trưởng phòng xét nghiệm vi sinh, Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh), sau khi tiếp nhận quy trình xét nghiệm đã phát hiện 31 ca bệnh trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến 12 năm 2015. 'So sánh với các căn nguyên gây bệnh khác, chúng tôi thấy whitmore không phải là một loại bệnh hiếm gặp như nhiều người đang suy nghĩ. Thực tế, đây là căn bệnh đang bị lãng quên tại Việt Nam', BS Vinh khẳng định.

Mới đây bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Trần Thị D. (SN 1992, xã Đức Giang, Phú Quang, Hà Tĩnh) bị whitmore với dấu hiệu ban đầu chỉ là một vết xước nhỏ ở chân. D. là một người làm thuần nông nghiệp tại quê nhà. Ban đầu, chị D. chỉ xuất hiện vết xước ở chân, rồi bị cảm cúm ho sốt. Tưởng là bệnh cảm cúm thông thường, chị D. mua kháng sinh uống theo đơn kê ngoài cửa hàng. Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm. Đến khi bệnh nhân ho ra máu sốt rét liên tục gia đình lo sợ đã đem vào bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm thì mới biết bệnh nhân đã mắc bệnh whitmore. Hiện nay sức khỏe của chị D. đang tiến triển tốt hơn sau 15 ngày điều trị.

Bệnh nhân D. bị whitmore với dấu hiệu ban đầu chỉ là vết xước ở chân.

Bệnh nhân D. bị whitmore với dấu hiệu ban đầu chỉ là vết xước ở chân.

Bé Bùi Đức S. (6 tuổi, Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhờ sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh, tiên tiến đã có thể xác định mắc bệnh whitmore chỉ trong vòng 30 phút. Chị Hà Thị Thủy, mẹ bé S. kể, thấy con lên cơn sốt cao 37 độ, cứ nghĩ là con bị cảm sốt bình thường liền ra hàng thuốc mua thuốc cho con uống. 3,4 ngày liền, bệnh tình của con vẫn không thuyên giảm, lại xuất hiện áp xe vùng tai với những mụn có mủ bên trong. Chị hoang mang cực độ, không biết là con bị mắc bệnh gì liền đem con lên bệnh viện tuyến tỉnh.

'Ngay sau khi được đưa lên bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm xem con tôi mắc bệnh gì. Thật may mắn là các bác sĩ đã chẩn đoán được căn bệnh sau 30 phút, tính cả thời gian lấy mẫu và trả lời kết quả', chị Thủy vui mừng nói.

Theo BSCK I Nguyễn Xuân Bảo (Trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh), ngay khi tiếp nhận bệnh nhi với những dấu hiệu đáng ngờ như hạch nổi ở tai trái, người nóng, sốt cao, chảy mủ, các bác sĩ đã tiến hành chọc lấy mủ ở áp xe bên tai trái và mang đi xét nghiệm. Kết quả là bệnh nhi dương tính với khuẩn whitmore. Ngay sau đó, bệnh nhi được tiến hành điều trị. Sau 5 ngày sức khỏe bệnh nhi được cải thiện rõ rệt, vùng tai đỡ dịch chảy, bé không còn cảm thấy vùng tai bị đau nhức. Bệnh nhân sẽ được điều trị thêm 1 tuần nữa. Sau đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị tại nhà thường xuyên từ 3-6 tháng để đảm bảo bệnh không tái phát.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. (Ảnh: TN)

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. (Ảnh: TN)

Whitmore: Căn bệnh dễ mắc ở người có hệ miễn dịch yếu, thường xuyên tiếp xúc với đất

Theo BS Bảo, whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40% – 60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Người bệnh có cơ địa tiểu đường bệnh phổibệnh thận mạn tính dễ mắc whitmore. Điều khó khăn hiện nay là bệnh whitmore có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như truyền nhiễm hô hấp cơ - xương - khớp nội tiết da liễu, ngoại khoa… do đó có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi lao phổi áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

'Cách để phát hiện được căn bệnh này là làm xét nghiệm máu nước tiểu hoặc mủ để phân lập tìm ra vi khuẩn. Hơn một năm nay, công tác xét nghiệm bệnh whitmore đã được phát triển tốt, từ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán, điều trị tốt, tránh biến chứng', BS Bảo cho hay.

Theo BS Bảo, whitmore là căn bệnh khó phát hiện, quá trình điều trị cũng hết sức khó khăn vì người bệnh phải sử dụng kháng sinh liều cao tấn công liên tục kéo dài trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó tiếp tục sử dụng kháng sinh duy trì 3-6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát và sức khỏe người bệnh cứ suy kiệt dần.

'Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là sốt viêm phổi, xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí nhiễm trùng đường tiết niệu… Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu', BS Bảo cảnh báo.

TS Quế Anh Trâm (trưởng khoa Bệnh nhiệt đới bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An) cho biết thêm, bệnh whitmore có nhiều biến chứng nguy hiểm. 'Đôi khi chỉ là vết xước tay, xước chân ban đầu bị nhiễm trùng trên da, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe viêm phổi Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày'.

Một vết xước chân cũng có thể khiến bạn bị whitmore.

Một vết xước chân cũng có thể khiến bạn bị whitmore.

Do đó, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần hết sức cảnh giác, phải đến ngay những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân đã từng bị whitmore phải thường xuyên tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, phải có sự kiên trì điều trị vì điều trị khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị lao.

Theo TS Trịnh Thành Trung (Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội), từ tháng 6-12/2015 đã phát hiện 70 ca bệnh whitmore tại 5 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế trong đó có 18 ca tử vong, 11 ca ghi không rõ, 11 ca khác phải chuyển tuyến, ước chừng tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là 60%.

'Whitmore là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể diễn tiến tối cấp và gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện đúng bệnh và thực hiện điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn', TS Trịnh Thành Trung phát biểu. Ông cũng bày tỏ mong muốn mọi người từ người dân đến bác sỹ hãy nâng cao ý thức cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

TS Trịnh Thành Trung (phải) cùng các bác sĩ tại phòng xét nghiệm vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thảo luận về whitmore. (Ảnh: TN)

TS Trịnh Thành Trung (phải) cùng các bác sĩ tại phòng xét nghiệm vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh thảo luận về whitmore. (Ảnh: TN)

BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết thêm, Melioidosis (còn được gọi là bệnh whitmore) là một bệnh nhiễm khuẩn ở người hoặc động vật, gây ra bởi trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei. Bệnh thường gây viêm phổi nhiễm khuẩn huyết và đa áp xe, với tỷ lệ tử vong cao, lên tới 60%. B. pseudomallei là căn nguyên quan trọng gây nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi cộng đồng mắc phải ở một số nước Đông Nam Á và miền bắc Australia. Việt Nam tuy nằm trong vùng dịch tễ của bệnh nhưng các báo cáo về bệnh whitmore còn hạn chế. Người mắc bệnh whitmore tăng nhiều vào mùa mưa chủ yếu do tiếp xúc vết xước với đất hoặc nước nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh whitmore có thể sống ở tất cả mọi nơi, đặc biệt trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa.

TS Trịnh Thành Trung chia sẻ thêm, thời gian qua, cán bộ Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành nhiều đợt về thăm giảng bài về bệnh whitmore cho các bệnh viện trong cả nước, phổ biến phương pháp xét nghiệm định danh vi khuẩn hướng dẫn một số bệnh viện thử nghiệm phương pháp xét nghiệm nhanh, rút ngắn quy trình xét nghiệm xuống còn trong 5 phút, hay 10 giây thay vì 3 đến 4 ngày như quy trình thường quy, định hướng nhanh cho điều trị bệnh nhằm cứu sống bệnh nhân. Trong khoảng thời gian này, phía Viện tiếp tục hướng dẫn quy trình sàng lọc bệnh nhân nhiễm whitmore theo quy trình chuẩn Quốc tế nhằm phát hiện các ca bệnh mà quy trình thường quy không phát hiện được.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật