Cách dùng thuốc trị long đờm, viêm xoang đạt hiệu quả cao

Ho là triệu chứng thường gặp và có 2 loại: ho khan và ho có đàm. Ho có đàm là ho kèm với tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm, là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản... Một loại thuốc hay dùng trị ho có đàm là thuốc long đờm.

Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đàm thuốc làm tiêu chất nhầy. Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản.

Vì vậy, các chất nhầy đàm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng sự khạc đờm Các thuốc trong nhóm long đờm gồm có: acetylcystein, carbocystein bromhexin ambroxol, eprazinon…

Cơ chế làm loãng đàm của thuốc long đờm chủ yếu có thể chia làm hai loại. Acetylcystein làm lỏng chất nhầy đặc của đàm nhờ nhóm sulfhydryl có trong cấu trúc gây hủy hoại liên kết disulfid (-S-S-) có trong đàm nhớt, đàm nhớt bị mất các liên kết sẽ lỏng ra giúp người bệnh dễ ho khạc hơn. Còn bromhexin hoạt hóa tổng hợp sialomucin là chất làm cho cấu trúc đàm nhớt thay đổi và lỏng hơn.

Ngoài thuốc long đờm là đơn chất tức chỉ chứa thuần túy thuốc long đờm như: Bisolvon (chỉ chứa bromhexin), Exomuc (acetylcystein), Mucosolvan (ambroxol)… Có một số thuốc trị ho phối hợp trong thành phần có chứa sẵn thuốc long đờm như Atussin, Solmux Broncho...

Ngoài trị ho có đàm thuốc long đờm còn được dùng trong bệnh nhầy nhớt các bệnhhô hấp có đờm nhầy quánh như: viêm phế quản cấp hoặc mạn. Riêng acetylcystein còn được dùng làm thuốc giải độc khi dùng quá liều paracetamol Còn bromhexin, ambroxol (chuyển hóa chất của bromhexin) thường được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp đi kèm với ho có đờm bromhexin làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng sự đáp ứng tốt với kháng sinh trị nhiễm khuẩn.

Ta cần biết những phản ứng có hại của thuốc làm loãng đàm. Thuốc có thể làm lỏng chất nhầy bảo vệ dạ dày vì vậy dễ gây hại làm loét dạ dày thuốc loại này cần tránh dùng ở người bị viêm loét dạ dày-tá tràng. Thuốc cũng tránh dùng đối với người bi hen suyễn (lưu ý ho cũng có thể xảy ra khi lên cơn huyễn) vì thuốc có thể khởi phát cơn co thắt phế quản Khi dùng thuốc long đờm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn do thuốc như: rối loạn tiêu hóa tăng nhẹ men gan chóng mặt nhức đầu phát ban ở da.

Riêng đối với trẻ cảm lạnh vào mùa mưa dễ khiến trẻ bị ho, đặc biệt có thể bị ho có đàm. Một số chuyên gia khuyên nên giữ ấm cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn, đặc biệt là nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng thì trẻ có khả năng tự khỏi sau một đến hai tuần và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ mà không cần dùng thuốc.

Hít phải khói thuốc lá người lớn hay còn gọi là “hút thuốc lá thụ động” cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc chứng ho, ho có đàm và từ đó dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác. Vì vậy, các ông bố cần phải chấm dứt việc hút thuốc lá khi trong nhà có con trẻ.

Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm nhiễm tức có sự nhiễm khuẩn dẫn đến ho có đàm, nhất thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh ở bác sĩ. Khi đó, bác sĩ điều trị ho có đàm cho trẻ có dùng kháng sinh do đã xác định ho là triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc xác định sẽ có bội nhiễm Có khi bác sĩ cho trẻ dùng thuốc chống viêm loại corticoid (như prenisone, prednisolone…) khi trẻ bị viêm đường hô hấp nặng (viêm phổi, viêm phế quản…). Hoặc để trị ho có đàm đặc, thuốc long đờm cũng được bác sĩ chỉ định cho trẻ. Xin được nhấn mạnh, những thuốc như: kháng sinh thuốc chống viêm corticoid, thậm chí là thuốc long đờm phải để cho bác sĩ khám bệnh cho trẻ chỉ định, các bậc phụ huynh không nên tự ý tìm cách mua cho trẻ dùng, dùng sai sẽ có hại cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật