Hội chứng ống cổ tay - Biểu hiện và hướng điều trị kịp thời

Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay.

KỲ I: NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH

Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay. Người bị hội chứng này rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nó cũng gây khó khăn hơn cho các hoạt động phức tạp như: viết lách, đánh máy và thường tập trung ở ngón tay trỏ và ngón giữa.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh nhân thường đau dị cảm tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như: lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày.

Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật. Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Thường thì triệu chứng điển hình gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 tay.

Dấu hiệu lâm sàng cổ điển của hội chứng ống cổ tay là: dấu hiệu Tinel, và nghiệm pháp Phalen. Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay. Nghiệm pháp Phalen dương tính: khi gấp cổ tay tối đa (đến 900) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối. Những triệu chứng như teo cơ mô cái, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đã có tổn thương thần kinh. 

Hiệp hội Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ đưa ra danh sách các triệu chứng phổ biến như sau: tê rần, nóng rát hoặc đau các ngón tay, đặc biệt là đau ở ngón tay cái; có cảm giác như bị tê giật, đặc biệt là ảnh hưởng đến ngón tay cái và các ngón tay gần đó; cơn đau lan về phía vai; trong trường hợp nặng, cơ bắp tại cuối ngón tay cái bị biến dạng.

Với các triệu chứng tương đối điển hình, kết hợp với việc trang bị máy đo điện cơ hai tay ở khá nhiều bệnh viện hiện nay việc chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay tương đối dễ dàng nhất là ở các bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

Những người có nguy cơ cao nhất?

Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gặp ở mọi độ tuổi và thường gặp ở những người lao động đặc biệt thường gặp ở nhóm nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài. Những người làm việc tư thế cổ tay gập, dùng nhiều động tác lắc cổ tay, hoặc làm các nghề đòi hỏi phải cử động tay liên tục những người sử dụng máy có rung chuyển khi vận hành.

Những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những người làm công việc cần phải nắm hay gập cổ tay thường xuyên. Một thống kê cho thấy có đến 1/2 trường hợp hội chứng ống cổ tay xảy ra ở người lao động phải sử dụng tay nhiều trong các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên trong đó lao động bằng tay là những nhóm gặp nguy cơ cao. 

Một số nhóm nghề nghiệp và công việc có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng ống cổ tay bao gồm là những người làm công việc đòi hỏi phải cầm nắm hay gập lòng cổ tay thường xuyên, những người sử dụng máy tính, những người tiếp xúc với máy móc rung tay.

Cụ thể: nhân viên văn phòng, nhân viên đánh máy, nhân viên vi tính, nhà văn, nhà báo, biên tập viên, người thu tiền quầy tạp hóa, nhân viên thu ngân, người buôn bán, công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, công nhân làm đường, cắt đường bằng máy rung, những người làm việc trong dây chuyền thực phẩm thợ mộc, thợ cơ khí, vận động viên bóng bàn, nghệ sĩ chơi đàn…

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35 phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp 3 lần do sử dụng đôi bàn tay nhiều hơn. Tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai; Tương tự tăng cân quá nhanh khi có thai cũng làm gia tăng sự phát triển của hội chứng này. Điều này có thể xảy ra khi mang đa thai hay trước khi mang thai đã thừa cân hoặc bị “chửa ngực”.

Những người bị chấn thương có thể do nguyên nhân chấn thương ống cổ tay như: gãy xương hoặc do các bệnh mạn tính như viêm khớp đái tháo đường suy thận viêm khớp dạng thấp suy giáp phụ nữ mang thai những người béo phì…

Nếu gia đình hay bản thân đã từng mắc hội chứng này, hoặc bản thân gặp các vấn đề về lưng, cổ hay vai, chẳng hạn như bị lồi đĩa đệm, bị chèn ép rễ thần kinh từ đốt sống cổ hay chấn thương cổ thì càng có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay Một số bệnh như chấn thương vùng cổ tay viêm đa dây thần kinh viêm đa khớp dạng thấp thoái hóa cột sống cổ thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Khi bị các lực nén ép kéo dài, các gân cơ và dây chằng có thể bị sưng phồng làm hẹp đường ống vốn đã nhỏ ở cổ tay (đường hầm cổ tay), khiến cho dây thần kinh giữa trong số các dây thần kinh ngoại biên điều khiển bàn tay bị chèn ép, tạo nên hội chứng đường hầm cổ tay. Lực nén ép có thể do những cử động mang tính lặp đi lặp lại, tư thế sai hoặc khi làm việc, tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài 

Ngoài ra, một số bệnh lý(viêm khớp đái tháo đường gút gãy xương lệch trục...) và những yếu tố như căng thẳng thay đổi nội tiết ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này. Khi đó thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay chui qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, gọi là bao hoạt dịch. Gân bị viêm sưng to lên và lấn lên rễ thần kinh giữa; thần kinh giữa mềm mại bị chèn ép nặng hơn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng nề, gây ra bệnh.

Như vậy, nguyên nhân sâu xa của bệnh xuất phát từ cơ chế thần kinh giữa ở mặt lòng cẳng bàn tay đi qua đường hầm ở cổ tay, nằm chung với chín gân gập ngón tay. Các gân này nằm trong những bao nhớt, và khi gân bị viêm sưng to sẽ lấn lên rễ thần kinh giữa. Do thần kinh giữa mềm nên bị chèn bởi những gân cứng như dây thừng do sưng, từ đó sẽ gây nên hội chứng ống cổ tay.

Có nhiều lý do làm cho thần kinh giữa bị chèn ép như:

- Mấu xương ở khớp cổ tay hoặc dị dạng do gãy cổ tay.

- Tê thấp làm sưng khớp.

- Thai kỳ, cơ thể phụ nữ giữ nhiều nước khi có thai khiến họ lên cân.

- Đái tháo đường, có thể gây thoái hóa dạng bột.

- Suy nhược tuyến giáp gây sưng phù.

-  Các cử động liên tiếp của cổ tay.

Nếu công việc văn phòng buộc phải ngồi hàng giờ, dễ dẫn đến tư thế ngồi sai như ngả người ra sau hoặc trượt dài trên ghế. Màn hình máy tính có thể đặt quá cao làm cho cổ và vai căng và đau, bàn phím đặt ở vị trí không đúng khiến cổ tay bị sức ép liên tục... cũng có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay.

Bệnh gây ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống

Những người lao động sử dụng nhiều cử động cổ tay và một số bệnh có thể gây nên hội chứng ống cổ tay. Người bị hội chứng này rất khó để cầm chắc đồ vật cũng như thực hiện các thao tác đòi hỏi sự phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nó cũng gây khó khăn hơn cho các hoạt động phức tạp như: viết lách, đánh máy và thường tập trung ở ngón tay trỏ và ngón giữa. Nó cũng có thể đặc biệt gây đau khi thức giấc vào buổi sáng do tay đã bị gập cả đêm.

Đối với phụ nữ có thai, mặc dù gây khó chịu nhưng hội chứng ống cổ tay không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và thường giảm dần đến khỏi hẳn sau khi sản phụ sinh con được 1 - 2 tuần, lúc mà các hoóc-môn và chất dịch trong cơ thể đã trở lại bình thường. Rất hiếm khi vấn đề cần phải có sự can thiệp của y học. Nếu vẫn tiếp tục thấy tê rần các đầu ngón tay trong những tháng sau sinh thì một ca phẫu thuật giảm đau là cần thiết.

Hiện nay, nhiều người bị hội chứng ống cổ tay với cảm giác tê các ngón tay khi đi xe máy hoặc khi thức dậy buổi sáng, nhiều nhân viên văn phòng do làm việc với cường độ cao trên máy vi tính có cảm giác bị tê các ngón tay khi đi xe máy, đến mức làm rơi đũa ăn trong những bữa ăn. Cảm giác này khiến những bệnh nhân của hội chứng ống cổ tay cho rằng mình bị phong tê thấp và tìm đến những thang thuốc tây y và đông y để điều trị. Và khi những cách điều trị đó không thật sự có tác dụng và đến khi bệnh tiến triển nặng thì chịu tìm đến những thầy thuốc để khám và điều trị đúng cách.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật