Làm sao để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ?

Sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó trẻ bị SXH chiếm tỷ lệ cao hơn cả.

Vì vậy, cần nhận biết sớm trẻ mắc bệnh để có hướng xử trí, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Cần nhận biết sớm bệnh SXH ở trẻ

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn đầu (khởi phát): Bệnh nhân sốt cao đột ngột, liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ chán ăn da sung huyết nhức đầu đau cơ đau khớp nhức mắt (chỉ có trẻ lớn mới nhận biết được), có chấm xuất huyết dưới da Có thể xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu).

Giai đoạn tiếp theo thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Đây là giai đoạn cần hết sức chú ý, bởi  vì rất nguy hiểm (trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt), vì trẻ có thể bị tràn dịch màng phổi màng bụng phù nề mi mắt gan to. Đặc biệt có thể bị thoát huyết tương và nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm tiểu ít Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện xuất huyết được thể hiện như các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh, nhỏ và lúc này sẽ bị tụt huyết áp hoặc huyết áp của trẻ không đo được. Đồng thời trẻ có thể bị xuất huyết ở niêm mạc (chảy máu mũi chảy máu chân răng ) hoặc có thể xuất huyết nội tạng (tiểu ra máu...). Một số trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu xuất huyết nhưng vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện như tụt huyết áp giảm thân nhiệt giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu tiểu cầu giảm. Nếu qua được giai đoạn kịch phát, dần dần trẻ sẽ được hồi phục (thường sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ), trẻ hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Nếu xét nghiệm máu số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Những điều cần lưu ý

Thứ nhất, nếu trẻ đang ở trong vùng có dịch SXH hoặc từ vùng dịch về, thấy sốt cao đột ngột đau mỏi cơ khớp đau nhức hố mắt (trẻ lớn), kèm theo da sung huyết phát ban hoặc có kèm chảy máu cam chảy máu chân răng nên nghĩ trẻ có thể bị mắc bệnh SXH. Đối với một số trẻ, nếu vừa có các triệu chứng nêu trên, kèm theo đau bụng càng phải hết sức chú ý đề phòng sốc SXH.

Thứ hai, khi đã có dấu hiệu sốc xảy ra, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Thứ ba, khi nghi là SXH nhưng chưa kịp đưa người bệnh đi khám (vì một lý do đặc biệt nào đó), cần làm giảm thân nhiệt bằng cách lau mát cho trẻ (nước để lau mát cho trẻ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ), đặc biệt là trẻ nhỏ, ở các vùng có động mạch lớn đi qua như trán, nách, bẹn (không được chườm lạnh hoặc nước đá). Nếu đã lau mát nhiều lần, liên tục mà thân nhiệt không thuyên giảm, vẫn trên 380C, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin hoặc biệt dược có chứa aspirin hoặc ibuprofen để hạ nhiệt. Bởi vì, các loại thuốc này sẽ làm cho bệnh nhi chảy máu nặng thêm và có thể đưa đến tử vong. Lý do là khi đã bị xuất huyết mà dùng thuốc aspirin ibuprofen càng làm cho rối loạn đông máu tăng lên dẫn đến máu khó đông gây ra chảy máu nặng kéo dài và không cầm được.

Thứ tư, khi bị SXH sẽ làm trẻ mất nước chất điện giải do sốt và thoát huyết tương cho nên rất cần được bù đắp sự thiếu hụt đó, bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) hoặc nước gạo rang nước ép hoa quả sữa Với trẻ đang bú mẹ, cần tăng thời gian và số lần cho bú. Tuy nhiên đây là chỉ là biện pháp tình thế, tạm thời, phải khẩn trương cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán xác định và có hướng xử trí kịp thời, tránh để biến chứng xảy ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Phòng SXH tốt nhất là không để muỗi đốt, tăng cường diệt muỗi và diệt bọ gậy (loăng quăng) bằng mọi biện pháp hữu hiệu nhất từ dân gian đến biện pháp dùng hóa chất với đông đảo người dân tích cực tham gia. Bởi vì, không có muỗi, không có bọ gậy (loăng quăng) sẽ không có SXH.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật