Những cách phòng bệnh ho gà ở trẻ, bạn đã biết chưa?
Lịch tiêm phòng bệnh cực kì cần thiết cho trẻ sơ sinh
Tiêm chủng sẽ bảo vệ con bạn khỏi các bệnh không được di truyền miễn dịch từ mẹ
Bệnh dễ lây lan
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Bệnh lây theo đường hô hấp lây lan mạnh nhất trong 1 - 2 tuần đầu của bệnh. Do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho hắt hơi trực tiếp sang người lành. Theo nghiên cứu, ho gà chủ yếu lây lan do tiếp xúc với người mang mầm bệnh ngay trong nhà (70 - 100%) hơn là
tại trường học (25 - 50%). Trẻ em, người không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ dễ bị mắc bệnh ho gà và có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh nhất là mùa đông xuân. Vì trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển.
Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở đường thanh quản khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin - đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
Thời kỳ ủ bệnh trung bình 5 - 12 ngày; thời kỳ khởi phát (hay còn gọi giai đoạn xuất tiết, giai đoạn viêm long): Thường từ 3 - 14 ngày với các biểu hiện sốt nhẹ, từ từ tăng dần kèm theo các biểu hiện ho khan hắt hơi chảy nước mũi đau rát họng dần dần chuyển thành ho cơn; Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn): Thường kéo dài 1 - 2 tuần. Xuất hiện những cơn ho điển hình, ho nhiều về đêm. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: Ho, thở rít vào và khạc đờm.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng ho nhẹ. Sau ho sẽ nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này trẻ có những cơn ho kéo dài ho rũ rượi không ngừng khiến người bệnh bị chảy nước mắt, nước mũi. Các giai đoạn ho nặng kèm theo thở rít vào và thường xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít. Tiếp theo là khạc đờm biểu hiện là đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho. Sau mỗi cơn ho trẻ mệt mỏi có thể nôn, vã mồ hôi mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng. Một số trẻ nặng sau cơn ho làm trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp bệnh nhân có thể tử vong vì bị nghẹt thở.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh ho gà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê biến chứng chiếm khoảng 5 - 6%, tập trung ở trẻ dưới 6 tháng. Nhiễm trùng là biến chứng chính với biểu hiện bệnh viêm phế quản giãn phế quản viêm phổi viêm tai, trong đó viêm phổi thường gặp nhất và gây tử vong cao.
Tiếp theo là biến chứng thần kinh thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi với triệu chứng co giật bệnh lý não (tỷ lệ 0,9/100.000 ca). Trẻ sốt rất cao, li bì hôn mê co giật Nếu được cấp cứu có thể để lại di chứng như liệt nửa người liệt một chi, liệt dây thần kinh so não hoặc rối loạn tâm thần Biến chứng do tăng áp lực ở lồng ngực hay bụng sẽ gây xuất huyết (mắt, mặt, mũi, nội sọ) tràn khí dưới da tràn khí màng phổi thoát vị rốn - bẹn sa trực tràng Nhiều trường hợp trẻ còn bị mất nước sụt cân. Những trường hợp trẻ bị ho gà dẫn đến tử vong, nguyên nhân thường do bị viêm phổi hít sặc (tập trung chủ yếu ở trẻ dưới một tuổi chiếm 3/4).
Phòng bệnh
Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ là biện pháp hiệu quả giúp giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt đối với trẻ em có thể bảo vệ được 90-95% trẻ. Ở nước ta, sau khi Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia được triển khai, tất cả trẻ dưới 1 tuổi được gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc-xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) và có thể tiêm bổ sung cho trẻ trên 18 tháng tuổi bằng 1 mũi vắc-xin DPT (mũi thứ 4). Hiện nay, trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 1 liều vắc-xin 5 trong một (gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b viêm màng não do Haemophilus Influenzae).
Để phòng bệnh ho gà và các bệnh lây nhiễm cho trẻ, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Với trẻ sơ sinh trẻ nhỏ, càng nên hạn chế tiếp xúc đông người, vì có thể lây nhiễm nhiều loại vi-rút nguy hiểm.
Khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị biến chứng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:01 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023