Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu kẽm trầm trọng

Hay quên, tóc rụng nhiều, đau khớp, dễ bị nhiễm trùng, rối loạn giấc ngủ... là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm trầm trọng. Bạn cần bổ sung ngay.

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người. Với 90% kẽm tồn tại trong cơ bắp và xương, 10% có vai trò quan trọng trong máu. Theo Boldsky, kẽm là một khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể con người, nó kích thích một số enzyme và đóng vai trò nổi bật trong việc tổng hợp protein phân chia tế bào và kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu kẽm trầm trọng:



Bệnh mạn tính

Bệnh tiểu đường Alzheimer, suy giảm nhận thức, xơ vữa động mạch rối loạn thần kinh các bệnh tự miễn thoái hóa do tuổi tác, bệnh Wilson - các nghiên cứu cho thấy tất cả bệnh này đều có liên quan đến thiếu kẽm Prasad và các nhà nghiên cứu khác cho rằng, kẽm có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính vì nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và sự phát triển khỏe mạnh của tế bào. Thiếu kẽm làm tăng stress và các chứng viêm từ đó gây ra các bệnh mạn tính.

Dễ bị nhiễm trùng

Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Những người bị thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng cảm lạnhcảm cúm

Chán ăn

Kẽm có vai trò quan trọng trong cảm nhận vị giác và khứu giác của con người. Vì vậy thiếu kẽm sẽ dễ khiến bạn chán ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon miệng.
 
Phát triển không đầy đủ

Đối với trẻ em cung cấp đủ kẽm cho cơ thể là điều cần thiết vì kẽm có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng tế bào. Thiếu kẽm khiến trẻ chán ăn, chậm lớn, còi cọc, dễ bị tiêu chảy chậm phát triển…

Chức năng nhận thức thấp

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc học tậptrí nhớ Thiếu kẽm làm cản trở các kĩ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm còn gây ra chứng khó đọc.

Rụng tóc

Thiếu kẽm là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc làm suy yếu các tế bào trên da đầu và tóc bị gãy, khô. Nhưng không phải cứ hay bị rụng tóc là thiếu kẽm bởi còn có rất nhiều nguyên nhân gây ra rụng tóc khác nhau.
 
Giảm thị lực

Kẽm giúp bảo vệ đôi mắt và làm giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, cơ thể thiếu kẽm dễ gây thoái hóa điểm vàng dẫn đến mất thị lực.

Da xấu, rối loạn sắc tố da 

Bạn có biết rằng 6% tổng lượng kẽm của cơ thể nằm ở da của bạn? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu kẽm dễ dẫn đến mụn trứng cá. Kẽm góp phần chữa lành vết thương trên da, thậm chí bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Thiếu kẽm sẽ gây tổn thương ở biểu mô với các biểu hiện khô da viêm da vùng mặt trước hai chi dưới nám da bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm niêm mạc miệng viêm lưỡi, vết thương lâu lành dị ứng loạn dưỡng móng, viêm mé móng,...
  
Xương yếu

Kẽm cũng góp phần duy trì xương khỏe mạnh, kích thích sự hình thành xương. Vì vậy, thiếu hụt kẽm sẽ dễ gây đau khớp và xương yếu dần.

Dễ bị dị ứng

Bị stress thường xuyên có thể dẫn tới chứng mệt mỏi tuyến thượng thận điều dẫn tới chứng thiếu kẽm, chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn giải phóng chất histamine vào máu. Histamine thừa trong hệ thống cơ thể có thể khiến bạn có các dấu hiệu dị ứng (như chảy nước mũi da sưng đỏ, tấy, hắt hơi…) và nó có thể tăng mức độ nhậy cảm của bạn với các chất gây dị ứng

Dễ rối loạn giấc ngủ

Bạn có thể đã nghe nói về melatonin - một loại hoocmon giúp bạn buồn ngủ Nhưng bạn có biết rằng kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và điều tiết melatonin? Một nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng viên bổ sung chứa melatonin, ma-giê và kẽm sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của những người mắc chứng mất ngủ rất hiệu quả.
 
Vô sinh hoặc thai yếu

Việc thiếu kẽm chưa chắc đã làm bạn vô sinh nhưng kẽm luôn đóng vai trò thiết yếu giúp hệ sinh sản vận hành trơn tru. Ở nam giới, kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp sự phát triển của tinh hoàn và độ di động của tinh trùng ở mức bình thường. Ở phụ nữ thiếu kẽm dễ dẫn tới việc sinh non đau đẻ kéo dài sinh con thiếu cân.
 
Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, hãy bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như ngao, sò, hàu, cá biển… trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất giàu loại khoáng chất này. Tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng viên bổ sung kẽm để tăng cường sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật