Phương pháp giúp điều trị cúm A/H7N9 hiệu quả nên biết
Nguyên tắc điều trị
Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần đến khám tại bệnh viện cách ly và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh cũng như mức độ bệnh, khi xác định bệnh cần nhập viện, cách ly hoàn toàn và điều trị các thuốc kháng virut càng sớm càng tốt, đặc biệt hồi sức hô hấp là vấn đề cơ bản nhất, với các trường hợp bệnh nặng cần điều trị ở các đơn vị hồi sức chuyên sâu. Chỉ xuất viện khi hết sốt 3 - 5 ngày, toàn trạng tốt, các xét nghiệm máu trở về bình thường, hình ảnh Xquang phổi cải thiện.
Các thuốc kháng virut
Hiện nay chưa có vaccin cho cúm A/H7N9, điều trị thuốc kháng virut cho chủng virut này cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hai thuốc thuộc nhóm ức chế enzym neuraminidase (oseltamivir và zanamivir) được khuyến cáo sử dụng, tuy nhiên cần lưu ý, các thuốc này là thuốc kháng virut chứ không phải thuốc diệt virut, nên cần sử dụng sớm mới có tác dụng, dùng đúng chỉ định tránh kháng thuốc. Các khuyến cáo điều trị hiện nay dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết về hiệu quả của các thuốc này trong điều trị cúm A/H1N1 và H5N1.
Theo đó, oseltamivir (biệt dược tamiflu): oseltamivir phosphate là tiền chất của oseltamivir carboxylate có tác dụng ức chế enzym neuraminidase của virut cúm cả 2 typ A và B, enzym này có vai trò quan trọng trong việc vừa giúp virut xâm nhập vào những tế bào lành, vừa giúp cho việc giải phóng các phần virut mới được tạo thành từ các tế bào bị nhiễm. Do đó, oseltamivir ức chế việc giải phóng các virut ra khỏi tế bào bị nhiễm và lây sang tế bào lành, ức chế quá trình lan tràn của virut.
Oseltamivir hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa Thuốc chuyển hóa tại gan nhờ enzym esterase thành chất có hoạt tính (oseltamivir carboxylate) không chuyển hóa tiếp mà đào thải nguyên vẹn qua nước tiểu Oseltamivir phải được sử dụng càng sớm càng tốt (trong vòng 48 giờ). Các tác dụng không mong muốn thường thấy: buồn nôn nôn tiêu chảy chóng mặt ho đau đầu mệt mỏi Không dùng cho người suy thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ. Không cần điều chỉnh liều với người suy gan và người già
Các thuốc kháng virut phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người dân không được tự ý dùng thuốc. Cụ thể:
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: dùng thuốc 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Trẻ em từ 1 - 13 tuổi, dùng dung dịch uống tùy theo trọng lượng cơ thể dùng thuốc 2 lần/ngày trong 7 ngày. Trẻ em dưới 12 tháng giảm liều.
Zanamivir: Cơ chế tác dụng giống như oseltamivir nhưng khác thụ thể cảm thụ vì thế khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir hoặc chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Các tác dụng phụ thường gặp là co thắt phế quản suy hô hấp phù nề mạch phát ban Tránh dùng thuốc cho bệnh nhân hen nặng; bệnh phổi mạn tính không kiểm soát được phụ nữ mang thai trẻ em dưới 5 tuổi.
Dạng hít định liều: Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: xịt 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Trẻ em từ 5 - 7 tuổi: xịt 1 lần/ngày trong 7 ngày.
Dạng truyền tĩnh mạch với liều khuyến cáo 300 - 600mg/ngày.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng virut có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm virut trở về âm tính. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chức năng gan thận để chỉnh liều lượng phù hợp.
Điều trị suy hô hấp
Tùy theo mức độ suy hô hấp có thể thở ôxy, thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Mục tiêu để đạt độ bão hòa ôxy trong máu động mạch SpO2 > 92%, có thể chấp nhận mức SpO2 > 85% nếu không thể đạt mục tiêu.
Điều trị hỗ trợ khác
Nếu có suy đa tạng: cần đảm bảo khối lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì huyết áp lợi tiểu. Xét chỉ định lọc máu nhân tạo.
Hạ sốt: có thể dùng paracetamol với liều trẻ em 10-15mg/kg cân nặng, người lớn không quá 2g/ngày, cần chú ý không dùng các chế phẩm thuốc cảm cúm chứa paracetamol và các thuốc kháng histamin khác vì có thể làm tăng độc tính của paracetamol.
Sử dụng kháng sinh: trong trường hợp có bội nhiễm phế quản phổi, nên dùng các kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện các cephalosporin thế hệ 3, quinolon thế hệ mới, có thể phối hợp 2 - 3 kháng sinh.
Các biện pháp dự phòng
Không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm chưa được kiểm dịch đúng quy định.
Che miệng mũi khi ho hắt hơi xì mũi bằng khăn hoặc giấy và vệ sinh tay.
Sử dụng các biện pháp phòng hộ lao động và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh sau khi tiếp xúc với gia cầm.
Tuy chưa có bằng chứng về sự lây nhiễm từ người sang người nhưng cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đường hô hấp cấp.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023