Bàn tay “nối giáo” cho bệnh, nếu... Bạn làm những điều sau

Nhờ đôi bàn tay, con người có thể làm được mọi việc, từ những việc đơn giản như cầm bát đũa, gắp thức ăn, xách đồ, mở cửa, chơi bóng bàn, bóng rổ đến những việc phức tạp như lái ôtô, máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ... Nhưng chúng ta hãy cảnh giác với đôi bàn tay của mình. Đôi bàn tay làm đủ thứ việc trên đời, nên có hàng triệu con vi trùng “trú ngụ” ở đó và bàn tay là phương tiện chính để lây truyền và phát tán bệnh tật.

Các nhà khoa học Mỹ đã xác định, trên 1cm2 da tay người bình thường chứa tới 40.000 con vi khuẩn vi khuẩn “cư trú” trên bàn tay chủ yếu tập trung ở các kẽ tay móng tay và các nếp nhăn đặc biệt là tụ cầu khuẩn thường xuyên có trên bề mặt da và trong niêm mạc mũi người khỏe mạnh, loại vi khuẩn rất nguy hiểm này truyền nhiễm qua người khác qua tiếp xúc thông thường.

 

Trên thực tế, vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí, trên các đồ vật, quần áo, bàn ghế, máy tính, nhà vệ sinh... Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2008 cả nước có 3.394 ca tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 497 trường hợp dương tính với tả, đặc biệt tháng 5 năm 2008 là tháng mùa hè cao điểm có 1.386 ca tiêu chảy cấp, trong đó 170 trường hợp bị tả. Những trường hợp này đều liên quan đến đôi bàn tay, đến vệ sinh môi trường, phân và nước. Ít ai biết bàn phím máy vi tính chứa nhiều vi khuẩn gấp 5 lần so với thành bồn cầu và số vi khuẩn trên bàn phím và chuột máy tính vượt quá mức cho phép 150 lần. Nếu bạn làm việc trên máy tính xong không rửa tay, mà cầm bánh mỳ hoặc ăn hoa quả, có nhiều nguy cơ bụng bạn sẽ gặp rắc rối (đau bụng tiêu chảy ngộ độc thức ăn ).

Nhiều người ý thức vệ sinh kém, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nhất là ở vùng nông thôn - đây thực sự là vấn đề nan giải. Nhận thức của người dân sống ở nông thôn hiện nay vẫn còn thấp, nên nhiều người sau khi bốc phân để bón ruộng, tưới rau bằng phân tươi hoặc sau khi đi làm đồng về chỉ rửa tay qua loa bằng nước ở ao, hồ, mương nước.

Rửa tay như vậy không bảo đảm diệt được vi khuẩn, mà đôi bàn tay còn bị nhiễm thêm nhiều loại vi khuẩn khác nữa ở nước ao hồ. Chúng ta vẫn tuyên truyền ăn chín, uống sôi, nhúng bát đũa vào nước sôi trước khi ăn, nhưng đôi khi quên mất là mỗi cá nhân phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Một số vi khuẩn độc hại có nguồn gốc từ phân người và gia súc như vi khuẩn Salmonella có thể lây nhiễm từ hai bàn tay gây nên hội chứng viêm dạ dày - ruột cấp với biểu hiện: sốt đau bụng tiêu chảy gây nôn và buồn nôn

Trường hợp sốt cao đau quặn bụng, nôn thốc nôn tháo, đi lỏng nhiều lần gây mất nước rối loạn điện giải trụy tim mạch nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn có thể xảy ra do tụ cầu vàng đó là một hội chứng viêm dạ dày-tiểu tràng cấp gây nôn đau bụng dữ dội đau quặn tiêu chảy ra phân nước, đôi khi lẫn nhầy và máu. Nguyên nhân là do trên da tay người chế biến thức ăn có ổ mủ do tụ cầu hoặc người có móng tay nhiễm tụ cầu gây nhiễm khuẩn thực phẩm thức ăn. Bàn tay ô nhiễm liên quan đến phân người (tưới phân tươi, sau phóng uế) có thể dẫn đến mắc bệnh lỵ trực khuẩn. Lỵ trực khuẩn là viêm đại trực tràng cấp do trực khuẩn Shigella gây nên.

Trực khuẩn lỵ tồn tại ở ngoại cảnh, nước, hố phân, ruồi rau sống... Biểu hiện của lỵ trực khuẩn cấp tính là sốt 38-39oC, đau bụng, lúc đầu đau âm ỉ quanh rốn, sau đau quặn theo khung đại tràng vùng hố chậu trái, làm mót đi ngoài. Khi đi ngoài mót rặn, rát, phân lỏng, đi nhiều lần (10-20lần/ngày). Phân lẫn với nhầy loãng đục như mủ, lẫn máu hồng, mất nước (môi khô khát nước mạch nhanh), trường hợp nặng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp

Một số người có thói quen đưa tay dụi mắt, ngoáy mũi, mút ngón tay khi ăn đồ ngọt hoặc cầm nắm đồ vật bẩn... Sau đó không rửa tay sạch, nên đã vô tình đưa hàng triệu con vi khuẩn vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm như đau mắt tiêu chảy giun sán nhiễm trùng đường hô hấp cấp.

 

Các biện pháp dự phòng: Để phòng chống bệnh tật do đôi bàn tay gây ra, việc đơn giản nhất là nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân của từng người, giữ gìn cho đôi bàn tay luôn sạch qua hành vi rửa tay bằng xà phòng. Ở nước ta, Bộ Y tế có dự án nâng cao tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng để phòng chống các bệnh có liên quan đến phân và nước do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ qua Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí 610.000 USD (năm 2008) cho 40 xã thuộc 8 tỉnh nằm trên 3 miền trong cả nước. Năm 2008 là năm đầu tiên nước ta phát động hưởng ứng “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng” (ngày 15/10). Cần phát động thành phong trào “Rửa tay với xà phòng” ở tất cả các địa phương trong cả nước để phòng chống các bệnh đường tiêu hóa nhất là về mùa hè.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật