Mách nhỏ bạn cách để đôi chân luôn ấm trong mùa đông

Tại sao phải giữ đôi chân luôn ấm vào mùa đông? Đơn giản nó chính là 'trái tim thứ hai' của chúng ta.

Theo các chuyên gia sức khỏe một khi chân bị lạnh tất sẽ ảnh hưởng đến tim mạch máunội tạng khiến huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Ngoài ra, chân bị lạnh thì các mạch máu nhỏ ở niêm mạc đường hô hấp co lại, lượng máu lưu thông giảm đi sức đề kháng xuống thấp gây ra cảm nhiễm đường hô hấpcác bệnh tật khác.

Do đó, vào mùa đông, việc giữ ấm đôi chân là điều cần chú trọng để bảo vệ sức khỏe Ngoài liệu pháp ngâm chân thường thấy, bạn có thể thực hiện thêm những thao tác đơn giản mà hiệu quả sau đây.

1. Đi bộ nhiều hơn

Sự sống luôn đòi hỏi vận động, sức khỏe đôi chân cũng được tăng cường nếu nó được 'tập thể dục' phù hợp. Y học hiện đại gọi đôi chân là 'trái tim thứ hai', có thể thấy tầm quan trọng của bộ phận 'dưới cùng' cơ thể này.

Mùa đông, con người thường lười vận động hơn, tuy nhiên, vì sức khỏe các chuyên gia khuyên bạn nên đi bộ nhiều hơn. Khi đi bộ, sự co giãn của cơ chân có thể tăng cường tốc độ lưu thông máu ở tĩnh mạch làm giảm gánh nặng cho máu khi đi về tim đảm bảo sự thông suốt cho tuần hoàn máu, đồng thời còn giúp các nguồn dinh dưỡng có thể thuận lợi đi đến mọi cơ quan trong cơ thể.

2. Luôn duy trì nhiệt độ cho chân

Đông y xưa có câu 'Bệnh tật từ hàn mà ra, hàn lại bắt đầu từ chân'. Vì vậy, luôn duy trì nhiệt độ thích hợp cho đôi chân là một mắc xích quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật sinh ra từ chân. Nhiệt độ bình thường ở chân của một người khỏe mạnh là: Mũi chân khoảng 22 độ C, lòng bàn chân khoảng 28 độ C. Nếu hai con số này quá cao hay quá thấp đều có thể là tín hiệu của bệnh tật.

Khi đầu ngón chân bị lạnh bất thường, phần nhiều là bệnh ở đầu như đau đầu mất ngủ thiếu máu não… Khi gót chân lạnh buốt, đa số lại là biểu hiện của chứng thận hư Nếu toàn bộ bàn chân đều lạnh, có thể tuần hoàn máu ở chi dưới gặp vấn đề khí huyết hư. Do đó, bạn cần thường xuyên chú ý nhiệt độ ở chân để kịp thời thăm khám và điều trị.

3. Ăn nhiều thực phẩm có tính ấm

Những thức ăn có tác dụng làm ấm, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải tỏa mệt mỏi như thịt dê, hẹ, táo đỏ gừng tươi

Gừng là một trong những thực phẩm có tính ấm

 Gừng là một trong những thực phẩm có tính ấm

Thịt dê

Giàu protein canxi sắt vitamin B1, B2, có tác dụng bổ sung dưỡng chất và nhiệt lượng đầy đủ trong mùa lạnh, giúp làm ấm cơ thể hiệu quả. Bạn có thể chế biến thành các món: Canh thịt dê nấu hồ đào hay canh thịt dê với hải sâm

Chú ý: Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, dễ gây vàng da hoặc mùi hôi ở chân.

Hẹ

Trong hẹ có chứa nhiều carotene vitamin B2…, có tác dụng làm khỏe dạ dày giúp tinh thần tỉnh táo, làm ấm cơ thể. Bạn có thể chế biến thành món: Hẹ xào tôm, trứng…

Chú ý: Hẹ không nên ăn chung với mật ong dễ gây tiêu chảy

Gừng tươi

Giàu 6-gingerol, có thể kích thích bài tiết dịch dạ dày hỗ trợ tiêu hóa Ngoài ra, trong gừng còn chứa nhiều Essential oils, có lợi cho việc hấp thu cholesterol trong cơ thể người, đạt hiệu quả làm ấm trong mùa đông. Bạn có thể chế biến thành món: Canh gừng tươi nấu táo đỏ với nguyên liệu gồm 10 quả táo đỏ, 5 lát gừng tươi, đường đỏ vừa đủ. Mỗi ngày dùng một lần là có thể tăng cường sức khỏe cho đôi chân và cả cơ thể.

Chú ý: Không dùng gừng đã xuất hiện vết thối rửa vì nó chứa độc tố có thể gây ung thư gan ung thư đường tiêu hóa.

4. Mát xa huyệt vị

Huyệt vị trong cơ thể người rất kỳ diệu, thường xuyên mát xa một số huyệt vị có thể giải quyết vấn đề lạnh chân.

Huyệt Thông Tuyền

Dưới lòng bàn chân có hai  phần cơ vòng vào nhau hinh chữ V, dưới đáy chữ V đó là huyệt Thông Tuyền, chức năng chủ yếu là tán nhiệt sinh khí, dùng lòng bàn tay chà xát nhanh cho đến khi cảm thấy nóng là được. Thực hiện mỗi buổi tối 100 lần.

Huyệt Lao Cung

Ở trên đường văn tim của gan bàn tay nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt. Ngũ hành thuộc Hỏa, có tác dụng thanh tâm hỏa, an định thần. Thường xuyên mát xa huyệt vị này giúp tăng cường sức khỏe tim mạch làm ấm toàn thân.

Huyệt Thận Du

Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn. Chà xát hai long bàn tay cho nóng lên rồi áp chặt vào huyệt vị, đến khi hết cảm giác nóng thì lặp lại động tác chà xát tay. Cứ thế thực hiện khoảng 3-5 phút. Động tác này tăng cường chức năng của thận và giúp máu lưu thông tốt khắp cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật