Nước rất quan trọng với cơ thể - đừng để cơ thể bị thiếu nước

Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể, phân bố ở mọi cơ quan như não, máu, tim, gan, phổi, thận, xương khớp, cơ bắp... Người ta có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhưng không thể nhịn uống trong vài ngày vì sẽ bị tử vong. Nước cần thiết cho cơ thể là thế, vậy chúng ta phải làm gì để luôn luôn đảm bảo đủ nước cho cơ thể hoạt động, tránh những tác hại do thiếu nước gây ra?

Trong cơ thể, nước có một vai trò hết sức quan trọng: là thành phần cấu tạo các cơ quan, trong đó não chứa 85% nước, máu 92%, dịch dạ dày 95%, cơ bắp 75%, xương 22% răng 10%...; nước vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận; là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể; duy trì nhiệt độ trung bình cho cơ thể; tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể; thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu tiêu hóa hô hấp da; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; là thành phần chính của chất nhờn bảo vệ các khớp xương tránh viêm sưng đau nhức trong mọi vận động; làm ẩm không khí giúp sự hô hấp nhịp nhàng; phòng chống sự hình thành các cục máu đôngđộng mạch của tim não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim; cần thiết cho quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

Cơ thể cần bao nhiêu nước mỗi ngày?

Nhu cầu nước của mỗi người hằng ngày khác nhau tùy theo tuổi tác thân nhiệt cân nặng, cường độ vận động, làm việc, thời tiết... Trung bình một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước. Song để giữ lượng nước của cơ thể cân bằng, chúng ta cần phải uống một lượng nước đủ để thay thế phần mất đi qua bài tiết. Một cách khác chúng ta có thể tính số nước cần cho cơ thể mỗi ngày bằng cách chia cân nặng tính theo kg cho 30. Chẳng hạn một người nặng 60kg thì lượng nước cần trong một ngày là 2 lít. Tuy nhiên phải lưu ý rằng nếu làm việc, vận động cơ thể sẽ mất nhiều nước hơn là chỉ sinh hoạt bình thường. Mặt khác mỗi ngày cơ thể bài tiết qua đại, tiểu tiện mồ hôi và hơi thở mất đi khoảng 1,5 lít nước. Vì vậy phải chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể theo nhu cầu khác nhau hằng ngày.

Những tác hại khi cơ thể thiếu nước

Theo phản ứng tự nhiên khi thiếu nước cơ thể sẽ ưu tiên đưa nước tới các cơ quan quan trọng như não tim gan phổi thận đồng thời giảm lượng nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như tiêu hóa, cơ, khớp, da và niêm mạc. Nên chúng ta dễ thấy dấu hiệu thiếu nước xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan ít quan trọng bên ngoài.

Nếu thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ khóc có ít nước mắt; đi tiểu ít táo bón; da khô ngứa, vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô mạch máu dễ tổn thương; nhức đầu chóng mặt cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu; sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng; tăng nguy cơ viêm nhiễm miệng họng đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, các hóa chất viêm mũi dị ứng

Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp tim đập nhanh tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau cơ thể mất thăng bằng...

Chúng ta nên uống nước khi nào?

Thông thường nhiều người cứ thấy khát mới uống nước Nhưng sự thực khát chưa phải là dấu hiệu "chuẩn" để làm căn cứ uống nước vì ở người cao tuổi hay một số bệnh, cảm giác khát giảm hay không thấy khát nhưng cơ thể vẫn ở tình trạng thiếu nước. Do đó chúng ta cần uống nước thường xuyên đều đặn mà không nên để khát rồi mới uống. Hoặc tập một thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định trong ngày để khỏi quên, khỏi thiếu nước. Đối với những người khỏe mạnh nên uống nước theo nhu cầu cơ thể.

Chú ý rằng khi rất khát, nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có đủ thời gian thấm qua niêm mạc miệng họng dạ dày thành ruột vào mạch máu, cung cấp cho các tế bào, không nên uống một hơi hết luôn cốc nước. Chúng ta cũng cần linh hoạt uống thêm nước trong nhiều trường hợp như: thời tiết khô hanh, nắng nóng mà làm việc ngoài trời, khi bị bệnh có sốt phụ nữ mang thai cho con bú cần thêm nước để có nhiều sữa; bệnh nhân tiêu chảy băng huyết, bệnh tiểu đường; người lao động trong môi trường nóng nực như thợ đúc, thợ rèn, lò luyện kim loại...

Ngược lại nếu uống quá nhiều nước lại có hại như các trường hợp bệnh nhân tim mạch tăng huyết áp phù, bệnh thận; không nên uống nhiều nước trước bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch dạ dày gây rối loạn tiêu hóa Lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày bao gồm nước trong thức ăn như canh rau trái cây và các loại nước uống trong ngày. Như vậy việc uống nước đúng, đủ là một yêu cầu cơ bản để giúp bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh tật, ngăn chặn quá trình lão hóa cơ thể. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật