Những lưu ý nhất định phải biết khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống loại sữa này bạn cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây để không gây hại.

Không phải ai uống sữa đậu nành cũng tốt

Theo Đông y đậu nành là loại thực phẩm có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng chướng hơi ợ hơi ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư di tinh tiểu đêm nhiều… đều không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn.

Không uống sữa đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành nếu không được đun chín kỹ có thể gây hại cho sức khỏe Bởi khi chưa chín trong đậu nành có chứa chất độc hại, sẽ gây rối loạn chuyển hóa protein Điều này sẽ gây kích thích đường tiêu hóa dẫn đến ngộ độc. Vì thế, khi uống sữa đậu nành, bạn phải nhớ đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Chỉ nên uống sữa đậu nành đã được nấu chín kỹ

Chỉ nên uống sữa đậu nành đã được nấu chín kỹ

Không uống khi bụng rỗng

Khi bụng đang đói nếu uống sữa đậu nành sẽ khiến lượng protein trong sữa biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất, rất lãng phí dinh dưỡng Do đó, khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.

Không uống quá 500ml/ngày

Mặc dù chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều sữa đậu nành trong một ngày sẽ gây ra tình trạng khó tiêu đầy hơi tiêu chảy do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết. Vì thế, người lớn không nên uống quá 500ml mỗi ngày.

 

Không uống cùng kháng sinh

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành

Nếu pha đường đỏ và sữa đậu nành sẽ khiến các axit hữu cơ trong đường đỏ như axit lactic axit acetic… kết hợp các chất protit canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể. Vì thế, chỉ nên pha đường trắng vào sữa đậu nành mà thôi.

Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Nhiều người có thói quen bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt để uống nóng. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong sữa đậu nành. Bên cạnh đó, sau khoảng 3 đến 4 giờ các dưỡng chất trong sữa đậu nành đã bị biến đổi không tốt cho sức khỏe

Không pha sữa đậu nành cùng mật ong

Trong đậu phụ (tàu hũ) thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở hụt hơi rồi hôn mê Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật