Suy giảm trí nhớ, nên ăn nhiều thực phẩm chứa kiềm

Căn cứ vào quá trình chuyển hóa, có thể chia thực phẩm thành 2 nhóm: thực phẩm có tính tính kiềm và thực phẩm có tính axit.

Thực phẩm tính axit

Là những thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ sữa các loại đậu và ngũ cốc). Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như lưu huỳnh, phốt pho, clo…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính axit. Các thực phẩm này kết hợp với các thực phẩm tính kiềm sẽ giúp duy trì độ cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể.

Thực phẩm tính axit mạnh: thịt bò lợn, gà cá thu cá bơn, hàu, gạo, mạch, bánh mỳ pho mát ngô, lạc, hồ đào, đường cát, bánh quy bia các loại rượu…

Thực phẩm tính axit yếu: trứng gà, tôm, cá mực, bạch tuộc, cá sông, lươn, thịt hun khói, hành, sôcôla…

Thực phẩm tính kiềm

Là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali natri canxi magiê…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm.

Thực phẩm tính kiềm mạnh: trà cà chua dưa chuột cà rốt rau chân vịt, bắp cải cải thảo khoai môn, rong biển cam quýt, sung dưa hấu nho nho khô hạt dẻ cà phê rượu nho…  

Thực phẩm tính kiềm yếu: đậu phụ đậu tương măng, khoai môn nấm hương bí đỏ rau cần ngó sen hành tây cà, sữa, táo, lê chuối tiêu, anh đào…

Chúng ta đều biết, khi bình thường máu trong cơ thể con người mang tính kiềm. Khi sử dụng trí não hoặc thể lực quá độ, máu sẽ chuyển sang môi trường tính axit. Việc ăn các thực phẩm tính axit trong thời gian dài cũng có thể khiến máu chuyển thành tính axit. Cứ như vậy sẽ khiến não bộ và chức năng thần kinh bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ Lúc này cần bổ sung các thực phẩm tính kiềm, ít ăn các thực phẩm tính axit.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật