Bài thuốc hay giúp hội chứng ruột kích thích không tái phát nên biết

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của toàn bộ hệ thống ống tiêu hóa dạ dày, ruột non và đại tràng, biểu hiện là các triệu chứng đại tràng.

Do các biểu hiện chủ yếu của bệnh liên quan trực tiếp đến chức năng đại tràng, nên bệnh rất dễ bị nhầm với các bệnh viêm đại tràng dù thực tế để hội chứng ruột kích thích tránh tái phát, người bệnh cần điều trị không chỉ ở đại tràng.

Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả hai bài thuốc hay giúp hội chứng ruột kích thích không tái phát.

Hội chứng ruột kích thích là gì ?

HCRKT (irritable bowel sydrome - IBS) là rối loạn chức năng của toàn bộ hệ thống ống tiêu hóa (gồm dạ dày ruột non và đại tràng), nhưng có biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng.

Do vậy HCRKT hay được gọi là đại tràng kích thích hay đại tràng co thắt. Các rối loạn chức năng của đường ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các vết viêm loét trong đường tiêu hóa.

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, khi kéo dài thường làm người bệnh lo lắng, căng thẳng.

Hiện chưa có kết luận chuẩn xác về nguyên nhân của HCRKT. Xét về cơ chế bệnh sinh, có thể chia thành 3 nhóm nguy cơ:

Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa: Các bức thành của ống tiêu hóa được lót bằng lớp cơ, co bóp ở một nhịp phối hợp khi chúng thực hiện chức năng vận chuyển thức ăn.

Trong hội chứng ruột kích thích các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường, gây ra các triệu chứng khó chịu ở người bệnh.

Rối loạn nhu động ruột: Nhu động ruột hoạt động bất thường, lúc tăng quá mức thì gây phân lỏng tiêu chảy giảm quá mức thì gây táo bón

Sự cảm thụ bất thường của hệ thống thần kinh ruột làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích: Có mối liên hệ, tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột. Khi hệ thần kinh trung ương bị kích động bởi các yếu tố như: stress lo lắng, áp lực công việc… sẽ tác động ngược trở lại hệ thần kinh ruột, làm cho ống tiêu hóa dễ bị kích thích.

HCRKT thường xuất hiện các triệu chứng về rối loạn chức năng tiêu hóa (đau bụng khó tiêu chướng bụng đầy hơi), triệu chứng ở phần trên ống tiêu hóa (buồn nôn hoặc nôn tái phát, có cảm giác có cục vướng ở họng), triệu chứng ở phần dưới ống tiêu hóa, triệu chứng chủ yếu liên quan đến chức năng đại tràng (táo bón hoặc tiêu chảy) đau lưng mệt mỏi khó ngủđau cơ

Bài thuốc hay cho hội chứng ruột kích thích

HCRKT bao gồm các rối loạn chức năng của toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa, nên nếu chỉ điều trị theo triệu chứng nổi trội (thường là các biểu hiện rối loạn chức năng đại tràng).

Các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất nhưng bệnh rất dễ tái phát. Điều trị triệu chứng cần phối hợp điều trị đồng thời căn nguyên của bệnh, tức là cần tác động vào toàn bộ đường tiêu hóa.

Điều trị HCRKT theo quan điểm của Đông y, không phải chỉ ở đại tràng mà còn cần phải kiện tỳ vị để phục hồi công năng toàn bộ đường tiêu hóa. Do vậy, trước tiên người bệnh nên dùng các vị có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc lưu thông khí huyết để đào thải độc tố ứ trệ và các tác nhân gây viêm kết hợp.

Sau đó dùng thêm các vị có tác dụng kiện tỳ vị để phục hồi toàn bộ công năng của đường tiêu hóa. Có như vậy bệnh ruột kích thích mới được giải quyết tận căn nguyên.

Một số vị thuốc nam tiêu biểu cho phương pháp điều trị này là: Khổ Sâm -  tác dụng tiêu độc sát trùng làm lành vết thương; Mộc hương - làm giảm đau kiện tỳ, kích thích tiêu hóa;

Chỉ thực - hành khí, tiêu tích, trừ bĩ, phá ứ trệ; Khương hoàng - tác dụng thông kinh chỉ thống, tiêu mủ, diệt nấm kháng khuẩn, lên da non….

Các vị này nếu được phối hợp với nhau sẽ tạo nên bài thuốc hay có tác dụng tiêu trừ bệnh căn, giúp đào thải độc tố và các tác nhân gây bệnh viêm đại tràng mà không gây tác dụng phụ có hại.

Để kiện tỳ vị điển hình có một số vị như: Khương hoàng và Tam thất giúp thông kinh, hoạt huyết, tán ứ nên tiêu thực, chữa đầy bụng khó tiêu rất tốt.

Đồng thời nếu có các vết loét trong ống tiêu hóa (loét thực quản dạ dày hay đại tràng) người bệnh nên kết hợp thêm các vị như Khôi tía, Cỏ lào, Loét mồm và cam thảo.

Khôi tía và Cỏ lào giúp làm mau lành vết loét. Khôi tía và Loét mồm chống đau rát tại vết loét. Khương hoàng giúp lên da non cam thảo làm dịu thần kinh, căng thẳng, điều hòa nhu động của toàn ống tiêu hóa.

Bài thuốc này người bệnh nên dùng sau 20-40 ngày sử dụng bài thuốc thanh nhiệt tiêu độc, đào thải độc tố ở trên. Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh hoặc chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống nên dùng lâu dài để nâng sức đề kháng cũng như sức chịu đựng của hệ thần kinh, chủ động bảo vệ đường tiêu hóa.

Bên cạnh giải pháp này, trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có thể gặp phải những triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hóa do stress

Tìm cách để đối phó với căng thẳng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các triệu chứng, cụ thể là tăng cường vận động, thể dục thể thao tập yoga tập thở, đi bộ thường xuyên, tránh thức khuya và dành ít nhất 20 phút mỗi ngày cho hoạt động thư giãn, giảm stress

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật