Ferlatum Fol - Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc

Ferlatum Fol được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị thiếu sắt và folat; giảm sắc hồng cầu, thiếu máu đẳng sắc, thiếu máu, thiếu máu hồng cầu to hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở trẻ em... Bài viết dưới đây là những thông tin về thuốc mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc.

Thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc Ferlatum Fol

+ Nhà sản xuất: Italfarmaco.

+ Nhà phân phối: DKSH.

+ Nhà tiếp thị: Lifepharma.

+ Thành phần: Mỗi lọ 15mL: Phức hợp sắt-protein succinylat 800mg (tương đương 40mg Fe3+), kèm mỗi nắp vặn có ngăn chứa: Calci folinat pentahydrat 0.235mg (tương đương 0.185mg acid folinic).

Ferlatum Fol là thuốc phòng ngừa và điều trị thiếu sắt và folat

Ferlatum Fol là thuốc phòng ngừa và điều trị thiếu sắt và folat

1. Chỉ định, công dụng

Phòng ngừa và điều trị thiếu sắt và folat; giảm sắc hồng cầu thiếu máu đẳng sắc thiếu máu thiếu máu hồng cầu to hoặc thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở trẻ em thiếu sắt thứ phát do thiếu cung cấp hoặc giảm hấp thu sắt và thiếu cung cấp hoặc tổng hợp folat; thiếu máu do mang thai trong thời kỳ sinh đẻ và đang cho con bú.

2. Liều lượng, cách dùng

- Cách dùng: Mở lọ thuốc, gỡ bỏ nắp vặn, nhấn mạnh nắp chứa cho đến khi bột rớt xuống và hòa vào dung dịch. Lắc để hòa tan. Bỏ nắp chứa và uống trực tiếp dung dịch từ lọ hoặc hòa vào nước. Tốt nhất sử dụng dung dịch đã hòa tan trong ngày.

- Liều lượng:

+ Người lớn: 1 đến 2 lọ/ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ, chia làm 2 lần, tốt nhất là dùng trước bữa ăn.

+ Trẻ em: dùng 1.5mg/kg/ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ, chia làm 2 lần, tốt nhất là dùng trước bữa ăn.

3. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc Nhiễm hemosiderin, nhiễm sắc tố sắt mô thiếu máu hồng cầu khổng lồ bất sản hoặc thiếu máu do khiếm khuyết sử dụng sắt (do mất chức năng sử dụng sắt). Thiếu máu hồng cầu khổng lồ thứ phát do thiếu vit B12 (nếu không được dùng phối hợp) viêm tụy mạn hoặc xơ gan thứ phát do nhiễm sắc tố sắt mô.

4. Quá liều

Trong trường hợp quá liều các muối sắt, bệnh nhân có thể than phiền bị đau thượng vị buồn nôn nôn tiêu chảynôn ra máu thường đi kèm với uể oải, nhợt nhạt, chứng xanh tím, sốc đến hôn mê Cần điều trị càng sớm khi có thể và kèm với dùng thuốc chống nôn, có thể rửa dạ dày và điều trị nâng đỡ.

Hơn nữa, nên dùng một chất tạo phức chelat với sắt như desferioxamin.

5. Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Không có các khuyến cáo đặc biệt khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú ferlatum Fol được chỉ định để điều trị thiếu sắt có thể xảy ra khi mang thai và cho con bú.

6. Thận trọng

Bệnh nhân không dung nạp protein sữa (phản ứng dị ứng có thể xảy ra). Không nên dùng quá 6 tháng trừ khi xuất huyết kéo dài, đa kinh hoặc mang thai Thuốc chứa sorbitol: không nên dùng cho bệnh nhân không dung nạp fructose, paraben: có thể gây phản ứng quá mẫn chậm. Có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm tìm máu trong phân.

Rối loạn dạ dày ruột là một phản ứng phụ khi dùng thuốc

Rối loạn dạ dày ruột là một phản ứng phụ khi dùng thuốc

7. Phản ứng phụ

Rối loạn dạ dày ruột có thể xảy ra rất hiếm đặc biệt với liều cao (tiêu chảy táo bón buồn nôn đau thượng vị) dẫn đến ngưng điều trị hoặc giảm liều. Có thể làm phân có màu đen hoặc xám đen.

8. Tương tác

Dùng cách 2 giờ với tetracyclin, biphosphonat, quinolon, penicillamin, thyroxin, levodopa, carbidopa và alpha-methyldopa: sắt có thể làm giảm sự hấp thu hoặc sinh khả dụng các thuốc này, với các chất tạo phức chelat với sắt (như phosphat, phylat và oxalat) có trong rau quả, sữa, cà phê và trà: ngăn cản hấp thu sắt. Khi dùng đồng thời 200mg acid ascorbic: hấp thu sắt có thể tăng thuốc kháng acid: hấp thu sắt có thể bị giảm. Chloramphenicol: có thể làm chậm đáp ứng với chế độ điều trị với các chế phẩm sắt. Aminopterin, methotrexat, dẫn xuất pterinic khác: đối kháng cạnh tranh với folat. Sulfonamid, trimethoprim: hiệu lực kháng sinh có thể bị giảm.

9. Trình bày, đóng gói, bảo quản

+ Dung dịch uống: hộp 10 lọ đơn liều, cùng nắp vặn chứa thuốc tương ứng.

+ Bảo quản: Dưới 30 độ C.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật