Những thông tin cơ bản về Osetron 8mg (thuốc tiêm)
Osetron 8mg (thuốc tiêm)
Dược chất chính: Ondansetron
Thuốc có thể gây ra các phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ và co thắt phế quản kéo dài khoảng QT, phát triển hội chứng serotonin (thay đổi trạng thái tâm thần như kích động, ảo giác mê sảng và hôn mê nhịp tim nhanh huyết áp không ổn định chóng mặt toát mồ hôi đỏ bừng mặt, tăng thân nhiệt các triệu chứng thần kinh cơ như, run, co cứng rung giật cơ tăng phản xạ, mất phối hợp co giật ), thậm chí gây tử vong
CHỈ ĐỊNH
Phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu ung thư (đặc biệt là cisplatin) khi người bệnh kháng lại hoặc có nhiều tác dụng phụ với liệu pháp chống nôn thông thường.
Phòng nôn và buồn nôn do chiếu xạ.
Phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật.
Osetron 8mg (thuốc tiêm)
Chú ý:
Nên kê đơn ondansetron cho những người bệnh trẻ (tuổi dưới 45), vì những người này dễ có thể có những phản ứng ngoại tháp khi dùng liều cao metoclopramid và khi họ phải điều trị bằng các hóa chất gây nôn mạnh. Thuốc này vẫn được dùng cho người cao tuổi.
Không nên kê đơn ondansetron cho những trường hợp điều trị bằng các hóa chất có khả năng gây nôn thấp (như bleomycin busulfan cyclophosphamid liều dưới 1000mg, etoposid, 5 - fluouracil, vinblastin, vincristin).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định dùng đồng thời các apomorphine với ondansetron do sự kết hợp này gây hạ huyết áp sâu và mất ý thức. Chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Phòng nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị
Người lớn:Khả năng gây nôn của các hóa trị liệu thay đổi theo từng loại hóa chất và phụ thuộc vào liều, vào sự phối hợp điều trị và độ nhạy cảm của từng người bệnh. Do vậy, liều dùng của ondansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 - 32mg/ 24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Ðiều trị có thể như sau:
Liều thông thường 8mg, tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị, hoặc cho uống 1 - 2 giờ trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị. Sau đó, cứ 12 giờ uống tiếp 8mg. Ðề phòng nôn muộn hoặc kéo dài sau 24 giờ, có thể tiếp tục uống 8mg, ngày 2 lần cách nhau 4 giờ, cho tới 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
Đối với người bệnh điều trị hóa trị liệu gây nôn nhiều (thí dụ cisplatin liều cao), ondansetron đã tỏ ra có hiệu quả như nhau khi dùng các phác đồ liều lượng như sau trong 24 giờ đầu hóa trị liệu:
Một liều đơn 8mg tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi dùng hóa trị liệu.
Một liều 8mg tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi dùng hóa trị liệu, tiếp theo thêm 2 liều tiêm tĩnh mạch 8mg cách nhau từ 2 - 4 giờ, hoặc truyền liên tục 1 mg/ giờ cho tới 24 giờ.
Một liều đơn 32mg pha vào 50 - 100ml dung dịch truyền và truyền trong thời gian không dưới 15 phút ngay trước khi hóa trị liệu.
Phác đồ điều trị được lựa chọn dựa theo mức độ gây nôn của thuốc hóa trị liệu.
Ðể phòng nôn muộn hoặc kéo dài sau 24 giờ đầu, có thể tiếp tục uống 8mg, 2 lần/ngày, trong 2 - 5 ngày.
Trẻ em 4 - 12 tuổi:Dùng 1 liều 5mg/ m2diện tích cơ thể (hoặc 0,15mg/ kg), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi điều trị hóa chất. Sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4mg, trong tối đa 5 ngày. Hiện có ít thông tin về liều lượng đối với trẻ 3 tuổi trở xuống.
Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
Người lớn: Dùng liều đơn 4mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm khi gây tiền mê hoặc 16mg, cho uống một giờ trước khi gây mê.
Trẻ em (trên 2 tuổi): 0,1mg/ kg, tối đa 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm trước, trong hoặc sau khi gây tiền mê.
Người bệnh suy gan: Liều tối đa 8mg/ ngày cho người xơ gan và bệnh gan nặng.
Người cao tuổi: Liều lượng không thay đổi, giống như người lớn.
Người suy thận: Chưa có nghiên cứu đặc biệt.
Cách pha loãng thuốc
Phòng nôn do hóa trị liệu chữa ung thư: thuốc tiêm ondansetron được pha loãng trong 50ml dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9% và truyền tĩnh mạch trong 15 phút.
Phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật: Không cần pha loãng thuốc, cho tiêm tĩnh mạch trực tiếp trong ít nhất 30 giây và tốt hơn là nên tiêm trong 2 - 5 phút.
Những dung dịch có thể dùng để pha loãng thuốc: Natri Clorid 0 9%, dịch truyền glucose 5%, dịch truyền manitol 10%, dịch truyền Ringer, dịch truyền kali clorid 0,3% và natri clorid 0,9%.
Chỉ pha thuốc ngay trước khi truyền, đảm bảo vô khuẩn, và chỉ bảo quản thuốc đã pha trước khi truyền ở 2 - 80C trong vòng không quá 24 giờ.
TÁC DỤNG PHỤ
Tiêu chảy đau đầu táo bón yếu ớt mệt mỏi chóng mặt, nhìn mờ hoặc mất thị lực phát ban nổi mề đay, ngứa, sưng Mắt mặt, môi, lưỡi, cổ họng bàn tay bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân khàn tiếng khó thở hoặc khó nuốt thở phát tiếng, thở dốc. Ondansetron có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong khi đang dùng thuốc
LƯU Ý
Trước khi dùng ondansetron, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với ondansetron, alosetron (Lotronex), dolasetron (Anzemet), granisetron (Kytril) palonosetron (Aloxi), bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên thuốc hoặc dung dịch ondansetron và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình có hoặc đã từng có hội chứng QT kéo dài nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề về nhịp tim nồng độ magiê hoặc kali trong máu thấp suy tim xung huyết (CHF), bệnh gan bệnh Phenylceton niệu (PKU).
Nên dùng ondansetron với mục đích dự phòng, không dùng với mục đích điều trị, vì thuốc này chỉ dùng để phòng nôn và buồn nôn chứ không dùng chữa nôn.
Chỉ nên dùng ondansetron trong 24 - 48 giờ đầu khi điều trị bằng hóa chất. Nghiên cứu cho thấy thuốc không tăng hiệu quả trong trường hợp phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn.
Phải dùng thận trọng trong trường hợp nghi có tắc ruột và cho người cao tuổi bị suy giảm chức năng gan.
Phụ nữ có thai: Chưa có thông tin thuốc có qua nhau thai hay không.
Bà mẹ cho con bú: Chưa có thông tin. Phải thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
QUÁ LIỀU
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: đột ngột mất thị lực trong một thời gian ngắn, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng ngất xỉu táo bón nhịp tim bất thường.
BẢO QUẢN
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Đối với dung dịch lỏng, cần giữ chai thẳng đứng.
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
TƯƠNG TÁC
Tăng độc tính: Chuyển hóa ondansetron bị thay đổi bởi các chất ức chế cytocrom P450 như cimetidin alopurinol, disulfiram.
Giảm tác dụng: Ondansetron được chuyển hóa nhờ hệ men cytocrom P450 ở gan nên thanh thải thuốc và nửa đời bị thay đổi khi dùng đồng thời với tác nhân gây cảm ứng cytocrom P450 như barbiturat Carbamazepin rifampin, phenytoin và phenylbutazon.
DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ
Ondansetron là chất đối kháng thụ thể 5 - HT3 có chọn lọc cao. Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc trong việc kiểm soát nôn chưa được biết rõ. Hóa trị liệu và xạ trị có thể gây giải phóng 5HT ở ruột non và gây phản xạ nôn bằng cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5HT3. Ondansetron có tác dụng ức chế sự khởi đầu phản xạ này.
Hoạt hóa dây thần kinh phế vị cũng có thể gây giải phóng 5HT trong vùng postrema ở trên sàn não thất IV và làm thúc đẩy nôn qua cơ chế trung tâm. Như vậy, tác dụng của ondansetron trong điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị có thể do đối kháng các thụ thể 5HT3 trên dây thần kinh ở cả ngoại vi và hệ thần kinh trung ương
Các cơ chế chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật chưa được biết rõ, nhưng có lẽ cũng theo cơ chế chống nôn và buồn nôn do nhiễm độc tế bào
Thuốc được dùng để phòng buồn nôn và nôn khi điều trị ung thư bằng hóa chất (đặc biệt cisplatin) và nôn hoặc buồn nôn sau phẫu thuật. Thuốc có thể cũng có hiệu quả trong nôn và buồn nôn gây ra bởi chiếu xạ. Thuốc không phải là chất ức chế thụ thể dopamin, nên không có tác dụng phụ ngoại tháp.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Ondansetron hydroclorid được dùng tiêm tĩnh mạch và uống. Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa và có khả dụng sinh học khoảng 60%. Thể tích phân bố là 1,9 ± 0,5 lít/kg; độ thanh thải huyết tương là 0,35 ± 0,16 lít/giờ/kg ở người lớn và có thể cao hơn ở trẻ em. Thanh thải huyết tương trung bình giảm ở người suy gan nặng (tới 5 lần) và ở người suy gan trung bình hoặc nhẹ (2 lần).
Thuốc chuyển hóa thành chất liên hợp glucuronid và sulfat rồi bài tiết chủ yếu dưới dạng chuyển hóa qua phân và nước tiểu; khoảng dưới 10% bài tiết ở dạng không đổi. Nửa đời thải trừ của ondansetron khoảng 3 - 4 giờ ở người bình thường và tăng lên ở người suy gan và người cao tuổi (đến 9,2 giờ khi có suy gan nhẹ hoặc trung bình và kéo dài đến khoảng 20 giờ ở người suy gan nặng).
Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 75%.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:09 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:02 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:04 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:06 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:01 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:02 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:08 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:09 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:05 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023