Thảo quả: Vị thuốc tốt cho sức khoẻ ít ai biết đến

Thảo quả được sử dụng như một loại gia vị cho rất nhiều món ăn. Không chỉ đem đến hương vị cho món ăn, thảo quả còn cung cấp những chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên bạn cũng cần một số lưu ý đặc biệt khi sử dụng thảo quả.

Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia vị.  

Trên thị trường có hai loại thảo quả là thảo quả màu xanh lá cây và màu đen. Vỏ của 2 loại đều có 3 mặt, bên trong chứa các hạt nhỏ. Thông thường, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon. 

Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn

Thảo quả là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn

Giá trị dinh dưỡng của thảo quả  

Khi nói đến các chất dinh dưỡng của thảo quả, các chuyên gia sức khỏe đều thừa nhận trong loại thảo dược này có hàm lượng các chất sau rất phong phú: Carbohydrate; protein; chất xơ; các vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin; khoáng chất như phốt pho, đồng, sắt canxi magiê mangan và kẽm; tinh dầu (dầu dễ bay hơi)...  

Lợi ích sức khỏe của thảo quả  

Ngoài tác dụng làm cho các món ăn thêm ngon, thảo quả còn có những lợi ích sức khỏe sau đây.

Tốt cho tim

Thảo quả là một nguồn cung cấp khoáng chất như kali canxi và magiê... rất phong phú. 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp timhuyết áp  

Bổ máu

Thảo quả cũng là một nguồn tuyệt vời của sắt. 100g thảo quả có chứa 13,97mg sắt (tương đương 175% lượng sắt bạn cần mỗi ngày). Sắt là chất cần thiết trong việc hình thành tế bào máu và sự trao đổi chất của các tế bào. Kết hợp với các dưỡng chất khác như kali, magiê... thảo quả được coi là chất góp phần sản xuất các tế bào máu đỏ.

Phòng chống ung thư

Một nghiên cứu của Viện ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ cho thấy uống nước pha từ thảo quả có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, thậm chí tiêu diệt các tế các tế bào gây ung thư đặc biệt là ung thư ruột kết Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột bạch Thụy Sĩ, tuy nhiên, các kết quả được khuyến khích để nghiên cứu sâu hơn với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

Làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ cho thấy rằng thảo quả có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao. Uống 3g thảo quả mỗi ngày trong 12 tuần làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu tâm trương và huyết áp trung bình. Các kết quả của nghiên cứu này được khuyến khích cho việc sử dụng thảo quả để giảm yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.

Ngăn ngừa đông máu

Một nghiên cứu được thực hiện bởi WJ Suneetha cho Cục Hóa sinh và dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Công nghệ Thực phẩm Trung ương Ấn Độ cho thấy thảo quả có chứa một số thành phần bảo vệ và ngăn chặn các máu vón cục và nguy cơ hình thành cục máu đông Thảo quả có tác dụng này là bởi vì nó có thể chống lại sự kết tập tiểu cầu mà kết tập tiểu cầu lại chính lại là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành cục máu đông. 

Lợi tiểu

Một nghiên cứu được thực hiện bởi AH Gilani cho Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan xác nhận rằng, thảo quả thúc đẩy việc đi tiểu, tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột thí nghiệm, tuy nhiên, kết quả rất đáng khích lệ cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

Giảm sự đầy hơi

Thảo quả có tác dụng làm giảm nước và không khí trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Ăn tỏi hành tây là một nguyên nhân có thể làm tăng lượng không khí và nước trong cơ thể và làm cho bạn khó chịu ở bụng. Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn cùng với thảo quả.

Tránh được tình trạng ợ nóng  

Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày Từ đó, nó có tác dụng chống lại nguy cơ bị ợ nóng  

Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày

Loại thảo dược này kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày

Ngoài ra, thảo quả còn có một số tác dụng khác như:   

- Giảm lượng caffeine trong cơ thể

- Làm giảm sự co thắt dạ dày

- Làm mát cho cơ thể

- Giảm bớt đau bụng ở trẻ em

- Làm dịu sự đau họng

- Giảm đau dây thần kinh

- Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như ho cảm lạnh viêm phế quảnhen suyễn

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật