Thuốc mới trong điều trị các bệnh dị ứng mà bạn nên biết
Các thuốc kháng histamin:
Vai trò quan trọng của histamin và thụ thể histamin H1 trong các bệnh dị ứng được hiểu biết ngày càng đầy đủ. Các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới ra đời ngày càng nhiều với mục đích tăng cường độ đặc hiệu và hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu khả năng tương tác thuốc các tác dụng có hại của thuốc đặc biệt là tác dụng có hại trên tim và hệ thần kinh trung ương. Hai loại thuốc kháng H1 thế hệ 2 được chứng minh có nguy cơ gây độc trên tim là astemisole và terfenadin, hiện đã bị ngưng sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các thuốc kháng H1 thế hệ 2 như loratadin cetirizin, fexofenadin, levocetirizin, desloratadin... đều ít ngấm qua hàng rào máu não nên ít hoặc không gây buồn ngủ cho người sử dụng. Do đó, các thuốc này hiện được ưa thích sử dụng hơn so với các dẫn xuất thế hệ 1 nhiều khả năng gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, xu thế sử dụng các loại kháng H1 mới là sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của các dẫn xuất cũ (như levocetirizin, desloratadin, fexofenadin), cũng đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, do các thuốc này có nhiều ưu điểm như khởi phát tác dụng nhanh, ít nguy cơ gây tương tác thuốc và ít tác dụng phụ hơn so với các chế phẩm gốc.
Các thuốc kháng Leukotrien:
Leukotrien là một nhóm các hoạt chất trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản tăng tiết dịch nhày, giãn mạch... Những hiểu biết ngày càng tăng về vai trò của leukotrien và các loại thụ thể trong phản ứng dị ứng trong khoảng 2 thập kỷ gần đây đã đặt nền tảng cho sự ra đời của khá nhiều loại thuốc kháng leukotrien như montelukast, zafirlukast, zileuton... Các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các thuốc này trong điều trị các bệnh dị ứng như hen phế quản viêm mũi dị ứng mày đay mạn tính..., đặc biệt ở trẻ em Khoa học hiện đại đang nghiên cứu thêm về vai trò của thuốc kháng leukotrien trong điều trị các bệnh dị ứng khác như chàm viêm xoang dị ứng... với hy vọng mở rộng diện chỉ định của những thuốc này.
Thuốc kháng IgE:
Kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản và nhiều bệnh lý dị ứng khác. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh đã khởi động dòng thác viêm dị ứng và gây ra các phản ứng dị ứng muộn. Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh omalizumab có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.
Các thuốc kháng Thromboxane A2:
Do có một số bằng chứng về vai trò của thromboxane A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã có ý tưởng sử dụng các chất kháng lại loại hoạt chất này trong điều trị các bệnh dị ứng Hiện nay, các thuốc kháng thromboxane A2 như ozagrel, ramatroban và seratrodust đã được chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng hiệu quả trong điều trị hen phế quản còn chưa được khẳng định.
Thuốc kháng cytokin của tế bào lympho Th2:
Các bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy, phản ứng dị ứng được khởi phát bởi các tế bào lympho Th2 đặc hiệu kháng nguyên. Điều này đã đưa đến khả năng kiểm soát các bệnh dị ứng bằng cách ức chế các cytokin của tế bào Th2. Suplatast, một chất kháng Th2 cytokin, đã được chứng minh có khả năng ức chế sản xuất các kháng thể dị ứng IgE, giảm số lượng bạch cầu ái toan (một loại tế bào quan trọng trong các phản ứng dị ứng), ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt dị ứng cấp tính ở chuột và các bệnh hen phế quản và viêm da dị ứng Người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu sử dụng các thuốc này trong thực tiễn. Đây là một hướng đi có nhiều hứa hẹn.
Một số thuốc trong tương lai:
Hiện nay, có rất nhiều hướng đi mới trong điều trị các bệnh dị ứng đã được mở ra như dùng các chất ức chế tryptase, elastase, kimase, ức chế miễn dịch thông qua tế bào lympho T, kháng lại các cytokin như TNF, IL-4, IL-5, IL-13, IL-10, IL-12, IL-18, IFN g hoặc các thụ thể của chúng như IL-8 receptor hoặc kháng lại các phân tử kết dính mạch máu Các thuốc này hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trên động vật và có thể sẽ là những hướng đi hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:04 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:04 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:06 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:08 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:06 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:02 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:08 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:01 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:01 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:01 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023