Mách bạn cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị sốt nhiễm khuẩn

Khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn, ngoài việc điều trị bằng thuốc nếu cần, thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ đúng rất quan trọng, sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh và mau chóng hồi phục.

Các bệnh nhiễm khuẩn thường làm nặng nề hơn các vấn đề của suy dinh dưỡng (SDD). Thường hay gặp ở những trẻ SDD và là tình trạng SDD nặng hơn, gây nên một vòng xoắn bệnh lý. Những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm nhiễm đường hô hấp viêm tai giữa tiêu chảy (riêng phần chế độ ăn trong bệnh tiêu chảy sẽ giới thiệu trong bài khác) vì vậy trong bài này tập trung giới thiệu về nguyên tắc chung chăm sóc và nuôi dưỡng lúc trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn có sốt.

Những yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn:

- Nhóm dễ mắc các nguy cơ cao nhất của nhiễm khuẩn và các biến chứng của nhiễm khuẩn là trẻ sơ sinh nuôi dưỡng kém và trẻ nhỏ trước tuổi đến trường trẻ sơ sinh nuôi dưỡng kém, bao gồm cả trẻ đẻ non, đẻ thấp cân (cân nặng khi đẻ dưới 2.500g) đặc biệt dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa và khi bị thường nặng và dễ tử vong

- SDD: trẻ bị SDD thì khả năng miễn dịch kém nên dễ bị mắc bệnh và khi mắc thường nặng, dễ biến chứng và thời gian bị bệnh kéo dài. Khi bị các bệnh nhiễm khuẩn thì lại làm cho tình trạng SDD nặng thêm. Vì vậy, việc phòng chống SDD và các bệnh nhiễm khuẩn cần thực hiện đồng bộ, phối hợp.

- Môi trường sống ô nhiễm: không khí trong sạch do bụi bẩn, khói thuốc lá than, củi đun bếp, khí ô tô, mùi hôi thối do chất thải của phân người và gia súc. Ngoài ra, nước và không khí còn bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ruộng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa cho trẻ.

Những hậu quả về mặt dinh dưỡng do nhiễm khuẩn gây nên:

Khi nắm được những thiệt hại về dinh dưỡng khi sốt nhiễm khuẩn, chúng ta sẽ biết cách chủ động bù đắp những thiệt hại đó, giúp trẻ bảo đảm thu nạp chất dinh dưỡng tốt hơn, tăng được sức đề kháng của cơ thể:

- chán ăn là triệu chứng thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn do Cachectin, một Cytokin peptid được tạo bởi các thực bào. Đồng thời khi sốt cao trên 38oC các men enzyme tiêu hóa bị ức chế dẫn đến chán ăn và kém hấp thu.

Chán ăn cùng với các triệu chứng nôn buồn nôn làm giảm tiếp nhận khẩu phần ăn.

- Giảm năng lượng khẩu phần: ở trẻ SDD dưới 6 tuổi, khi bị ốm, năng lượng khẩu phần giảm 20% tương đương 170-180Kcal/ngày. Người ta ước tính, sốt gây giảm 10-40% năng lượng tiếp nhận từ khẩu phần ăn. Trẻ suy dinh dưỡng có sốt mức giảm 25-35%.

- Giảm sắt kẽm huyết thanh: Trong nhiễm khuẩn người ta thấy giảm sắt và kẽm trong máu. Đó là do sự thay đổi Cytokin trung gian ảnh hưởng đến protein vận chuyển và dự trữ các muối khoáng này.

- Mất nhiều chất khoáng: chất khoáng và vi lượng còn bị mất qua nước tiểu tỷ lệ với lượng mất nitơ: Kali, phospho magie lưu huỳnh, kẽm.

- Các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu làm tăng nguy cơ thiếu vitamin A ở trẻ bệnh, đặc biệt đối với trẻ có SDD.

Đồng thời trong nhiễm khuẩn cơ thể tăng sử dụng một số vitamin cho đáp ứng miễn dịch như: vitamin B, C, folát cần cho thực bào vitamin B A, D, E rất cần cho đại thực bàotế bào lympho.

- Mặt khác kháng sinh dùng nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa vitamin.

Ví dụ: - Isoniasid (INH, rimifon) INH ức chế phản ứng enzym phụ thuộc B6 và làm mất phức hợp izoniazid pyridoxal ra nước tiểu. Dùng INH cũng gây giảm niacin.

- Trime thoprim gây giảm folat.

- Tetracycline gây giảm vitamin C trong bạch cầu

- Khi dùng phối hợp đa kháng sinh có thể gây giảm vitamin K do giảm khuẩn đường ruột.

Chế độ nuôi dưỡng trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn có sốt:

Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

- Giai đoạn toàn phát: Trong giai đoạn này trẻ cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn bình thường. Do vậy nếu người nuôi trẻ không có kiến thức về dinh dưỡng thì sẽ khiến trẻ ăn một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng trầm trọng so với nhu cầu thực tế của trẻ và trẻ nhanh chóng bị suy dinh dưỡng

Do sốt cao các men tiêu hóa bị ức chế, trẻ thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Chia nhỏ nhiều bữa trong ngày, cứ 2-3 giờ/lần.

Cố gắng tăng dần lượng protid và calo:

+ Bảo đảm đủ năng lượng: 100Kcalo/kg/ngày.

+ Đủ chất đạm: 2-3g/kg/ngày.

+ Ít chất béo để dễ tiêu hóa (1-2g/kg/ngày) rồi tăng dần lên để bảo đảm năng lượng (30%).

Chế độ ăn nhiều nước: 1.000-2.000ml/ngày.

Giàu vitamin và chất khoáng: đặc biệt là vitamin C và vitamin nhóm B, vitamin A (nên sử dụng nước rau nước quả chín, nước oresol để vừa bổ sung lượng nước vừa bổ sung thêm vitamin và chất khoáng đã bị mất do nhiễm khuẩn).

Trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung:

Cần cho ăn bột, cháo loãng hơn bình thường nhưng vẫn giữ nguyên tắc đủ 4 nhóm thực phẩm

Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.

Nếu trẻ bị tiêu chảy có thể dùng giá đỗ xanh trộn vào bột, cháo đẻ hóa lỏng bữa ăn vẫn bảo đảm cung cấp nhiều đạm, bột mà vẫn dễ ăn cho trẻ.

- Giai đoạn lui bệnh: Cần cho trẻ ăn tăng dần trở về chế độ bình thường, sau đó là chế độ ăn hồi phục.

Chế độ ăn hồi phục là chế độ ăn giàu calo protein và vitamin.

Sau khi trẻ khỏi bệnh cần cho trẻ ăn tăng thêm bữa (tối thiểu là 1 bữa 1 ngày) và bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục trong vòng vài tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật