Mách bạn những điều cần biết về bệnh gút có thể sẽ làm bạn bất ngờ
Sử dụng thuốc điều trị cơn gút cấp liệu có hiệu quả?
Bật mí 3 phương thuốc thiên nhiên từ chanh giúp giảm acid uric
1. Gút là gì?
Bệnh Gút (Tiếng Anh là Gout, từ Hán-Việt là Thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin. Đặc trưng của bệnh là tăng acid uric máu, gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tô phi, ở thận gây ra viêm thận kẽ sỏi thận
2. Nguyên nhân bệnh gút
Có thể phân nguyên nhân gây ra bệnh gút thành 3 loại:
Gút nguyên phát: Đây là nguyên nhân mà hầu hết người bị gút gặp phải. Loại này thường có yếu tố gia đình khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu Thường gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.
Gút thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận
Gút do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuển hóa acid uric, gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh gút
Bệnh gút thường tiến triển trong 10-20 năm với 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lượng acid uric trong máu cao nhưng chưa tác động tới khớp.
Giai đoạn 2: Acid uric trong máu cao, tập trung ở các đầu khớp, sinh ra hiện tượng sưng đỏ và rất đau Khi uống nhiều bia hay ăn chất đạm cao… thì sẽ gây ra hiện tượng sưng đỏ đau hiện tượng này có thể hết sau 4-7 ngày. Lúc đầu chỉ đau 1 khớp thường ở mắt cá chân, hay khớp cổ chân, thời gian đau tần suất tăng dần và đau lan sang các khớp khác. Lúc này thường đau liên tục ko giảm.
Giai đoạn 3: Các khớp ngoài nóng đỏ, sưng rát, bột urat đọng lại tạo ra các u cục, có thể làm biến đổi các đầu khớp. Đây là giai đoạn nặng có thể biến chứng ra nhiều bệnh như: biến đổi xương khớp hoại tử khớp, gây viêm thận hội chứng thận hư tiểu đường tác động vào gan tăng men gan và tác động đến nhiều cơ quan nội tạng khác. Các cục u có thể gây ra hiện tượng hoại tử chảy bột urat làm vết thương không liền.
Giai đoạn 4: Bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong
4. Các bệnh lý đi kèm của bệnh gút
Các bệnh lý thường đi kèm với bệnh gút là: Béo phì, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Tăng huyết áp: Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22 – 38 % bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Tỉ lệ bệnh gút trong dân số tăng huyết áp là 2 –12 %. Mặc dù tỉ lệ tăng acid uric máu tăng ở đối tượng tăng huyết áp nhưng không có sự liên quan giữa acid uric máu và trị số huyết áp. Có 25 – 50 % bệnh nhân gút có kèm tăng huyết áp, chủ yếu ở các bệnh nhân béo phì Nguyên nhân gây nên mối liên hệ giữa bệnh gút và tăng huyết áp hiện nay chưa được biết rõ.
Béo phì: béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút nhưng là một yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến bệnh này. Theo số liệu thống kê, 50% bệnh nhân gút bị thừa cân béo phì Nguyên nhân do người béo phì thường gặp tình trạng tăng mỡ máu Sự kết hợp giữa tăng mỡ máu và tăng axit uric máu là nguyên nhân của gút.
Xơ mỡ động mạch: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối liên quan giữa gút và xơ mỡ động mạch Ở bệnh nhân gút, các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo phì, đề kháng insulin tăng TG máu góp phần làm tăng sự liên quan giữa acid uric máu và xơ mỡ động mạch
Các yếu tố nguy cơ này tự nó làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch, và như vậy, acid uric máu chỉ gián tiếp làm tăng nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch thông qua việc kết hợp với các bệnh lý có nguy cơ cao nói trên.
5. Đối tượng của bệnh gút
Hiện nay, tỉ lệ người bị bệnh gút ở Việt Nam ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 2 – 4% tổng số các bệnh về khớp, đứng hàng thứ 4 trong 15 bệnh khớp hay gặp. Gút gặp ở cả nam lẫn nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ khả năng bị gút ở nam giới cao gấp gần 9 lần nữ giới. Bệnh gút thường gặp ở nam giới có độ tuổi trên 40. Ở nữ, gút thường gặp sau thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên, "bệnh nhà giàu"-gút đang có nguy cơ trẻ hóa, bởi chế độ ăn uống ngày càng thiếu kiểm soát, quá thừa thãi chất dinh dưỡng
Bên cạnh đó, nếu gia đình có tiền sử bị gút, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống nhiều thức uống có cồn bị béo phì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị gút đe dọa.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:07 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:00 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:00 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:05 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:06 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:09 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:01 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:02 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:06 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:06 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023