Cảnh báo 50% phụ nữ có thai và cho con bú bị mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé không chỉ trong thai kỳ mà cả khoảng thời gian sau sinh.

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé không chỉ trong thai kỳ mà cả khoảng thời gian sau sinh.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch) và có thể bị ở trong hay ngoài (trĩ nội - trĩ ngoại), thường là do táo bón hay đôi khi do tiêu chảy

Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính cách đều nhau quanh vòng hậu môn.Trĩ không biến chứng, ít khi gây đau thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn

Bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ có thai

Bệnh trĩ thường xảy ra trong thời kỳ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối hoặc đối với những người lần đầu mang thai Đây là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai

Tuy nhiên, nếu bạn đã bị mắc bệnh ngay từ trước khi mang thai thì bệnh sẽ có xu hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ, điều này cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của bạn cũng như thai nhi

Dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh trĩ khi mang thai đó là hậu môn sa ra ngoài một khối cứng, ấn thấy đau, một số người thì ít bị chảy máu kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Nhưng cũng có những trường hợp tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táo khiến người bệnh đau dữ dội.

Cách điều trị

Hiện nay, có rất ít thuốc chữa trị bệnh trĩ dành cho thai phụ. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể dùng loại kem thoa, thuốc mỡ hoặc thuốc đặt hậu môn nào mà vẫn an toàn. 

Bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng Tình trạng thai nghén nhất là thai to cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống.

Đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài.

Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ nữ mang thai nên học cách phòng ngừa để tránh bị đau đớn khi bị bệnh là tốt nhất.

Chăm sóc  người bệnh trĩ

Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bệnh trĩ  Tuy nhiên, có một số bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh này.

- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống trong quá trình mang thai để tránh bị táo bón chất xơ rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh. Bệnh nhân có thể tăng chất xơ bằng cách ăn thật nhiều hoa quả rau bánh mì ngũ cốc đỗ…

 - Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm người bị trĩ mất nước  

- Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục chẳng hạn bơi. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.  

- Khi bệnh nhân cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.  

- Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

Bệnh trĩ thường hay bị nhầm lẫn với bệnh khác, cách phân biệt 

Bệnh trĩ và bệnh ung thư trực tràng có nhiều triệu chứng giống nhau và đối tượng dễ mắc bệnh cùng là những người già hoặc độ tuổi trung niên nên nhiều người rất hay nhầm lẫn.

Dưới đây là một số kiến thức giúp bạn phân biệt hai căn bệnh này:

Bệnh trĩ có đặc điểm là sau khi đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.

Còn với các trường hợp bị ung thư trực tràng, lượng máu đi kèm phân ít hơn và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tìm sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên.

Ngoài ra còn thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột. Người bệnh có thể bị đại tiện lỏng chuyển sang đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ.

Đồng thời bệnh nhân dần dần có biểu hiện thiếu máu gầy sút đau bụng khó chịu… Những dấu hiệu nhận biết trên đây chỉ mang tính chất tương đối.

Cả bệnh trĩung thư trực tràng đều là các bệnh nguy hiểm, khi có các biểu hiện như đi ngoài ra máu, người bệnh không nên trần trừ, hãy đi khám để có kết quả chính xác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật