Dấu hiệu ra máu khi có thai và điều bạn nhất định phải biết
Việc ra máu khi có thai là vấn đề không phải hiếm nhưng nó đều làm cho các chị em cảm thấy sợ hãi. Cùng xem dấu hiệu ra máu khi có thai và những điều bạn nên biết.
Chảy máu rất ít
Khi trứng đã được thụ thai và di chuyển vào buồng trứng lúc này sẽ làm cho chị em bị ra một ít máu. Bạn sẽ bị ra máu trong khoảng 1-2 ngày. Màu máu ra có thể đỏ tươi hoặc chất nhầy màu hồng.
Hiện tượng ra máu khi mang thai
Đây là chuyện rất phổ biến 30% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Một nửa chị em vẫn sinh được những em bé khỏe mạnh còn số còn lại có thể bị sảy thai Đây cũng là khoảng thời gian các bà bầu hay bị ra máu nhất là thời kỳ đầu của thai kỳ. Một vài phụ nữ chỉ ra máu một lần và có người ra máu trong suốt thời kỳ mang thai Lượng máu ra có thể chỉ là đốm nhỏ, vệt dài hoặc mất nhiều máu.
Với những chị em có nhóm máu Rh- (ví dụ O-, A-…) cần đến bác sĩ trong vòng 72 giờ nếu bị ra máu.
Ra máu bị kinh nguyệt
Với nhiều chị em phụ nữ bị ra máu tuần thứ 4,8,12 của thai kỳ gắn với chu kỳ kinh nguyệt Đây là một trong những dấu hiệu chảy máu khi có thai chị em hay gặp phải. Trường hợp này, bạn có thể có những biểu hiện giống như khi sắp có kinh nguyệt, ví dụ như bị đau lưng chuột rút đau bụng dưới, có cảm giác bị phù nề…Nhưng không phải là bạn sắp tới ngày mà thực tế bạn đang mang bầu.
Trong thời kỳ mang thai hoocmon đã làm gián đoạn chu kì của cơ thể. Đôi khi, lượng hoocmon này không đủ để chặn chu kì kinh nguyệt và trong trường hợp này, bạn sẽ ra máu. Việc này kéo dài khoảng 3 tháng đầu thai kì – khi lượng hoocmon của bạn chưa ổn định. Một số phụ nữ còn ra máu trong suốt thời kỳ mang thai và vẫn sinh em bé khỏe mạnh bình thường.
Ra máu khi mang thai và nguy cơ sảy thai
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 số ca sảy thai có biểu hiện ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu thai kỳ. Có những trường hợp sảy thai sớm đến mức khi ra máu bạn biết mình có thai và lúc đó đã sảy thai. Đây là kết quả của việc bào thai bị hỏng hoặc nằm sai vị trí, và cơ thể bạn đã loại trừ bào thai khi nhận ra tình trạng bào thai là không bình thường.
Các dấu hiệu thông thường của việc sảy thai bao gồm chảy máu đau lưng đau dạ dày chuột rút… phụ nữ thường nói họ không có cảm giác mình có thai cho đến khi bị chảy máu và sảy thai họ mới nhận ra điều này. Bạn cần quan tâm đến chu kì kinh nguyệt cũng như cơ thể mình để luôn luôn nắm rõ tình trạng cơ thể một cách tốt nhất, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Có trường hợp bạn bị sảy thai mà không hề chảy máu, bào thai đã hỏng, nhưng vẫn được giữ lại trong cơ thể bạn. Các biểu hiện khi mang bầu hoàn toàn biến mất và nhịp tim của bạn trở nên rối loạn. Nếu điều này xảy ra, bạn cần được làm sạch tử cung.
Ra máu sau khi quan hệ
Đây là trường hợp chị em hay gặp phải. Chuyện này không có hại và nguyên nhân là do máu đến tử cung được cung cấp nhiều hơn bình thường. Đây không phải là trường hợp nguy hiểm, nhưng bạn phải luôn cẩn trọng và cần theo dõi thật kĩ. Khi một bà bầu bị chảy máu âm đạo câu hỏi đầu tiên bác sĩ đặt ra là “Có phải bạn vừa quan hệ không?”. Hãy trả lời thành thật vì điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và em bé trong bụng. Bác sĩ sẽ thăm khám loại trừ viêm nhiễm. Lời khuyên cho bạn để tránh trường hợp ra máu khi mang thai là bạn nên cẩn thận trong quan hệ, bạn có thể quan hệ nhẹ nhàng hoặc quan hệ bên ngoài khi có nhu cầu.
Bào thai bị lệch vị trí
Trường hợp ra máu xảy ra khi trứng nằm ở ngoài tử cung và thường là vòi trứng. Các bà bầu sẽ phải chịu những cơn đau thắt một bên vùng bụng dưới, nôn hoặc ngất đi… Cơn đau có thể đột nhiên biến mất nhưng nó sẽ trở lại trong vài giờ đến vài ngày, và lúc này bạn thực sự cảm thấy không ổn.
Đây là trường hợp khẩn cấp, kèm theo đó là chảy máu trong Bà bầu cần được đưa đến bệnh viện nhanh nhất có thể để không nguy hiểm tới tính mạng của mình.
Nguyên nhân của việc ra máu khi mang thai
Đa phần các bà bầu thường ra máu trong khi mang thai đặc biệt trong ba tháng đầu nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Cần nắm rõ được nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời sẽ giúp bảo vệ cho cả mẹ và bé
Ra máu khi mang thai trong thai kỳ đầu tiên
Khoảng 20% bà bầu bị ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân ra máu trong thai kỳ đầu tiên gồm:
Ra máu do chửa trứng
Đây là trường hợp rất hiếm gặp và do một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi Trong một số trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng khác của chửa trứng là buồn nôn ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng.
Ra máu do sảy thai
Hiện tượng sảy thai rất phổ biến trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Khoảng một nửa số bà bầu ra máu trong lúc thai kỳ đầu tiên cuối cùng sẽ bị sảy thai, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ ra máu thì bạn sẽ bị mất đứa con của mình, đặc biệt nếu bạn không có các triệu chứng khác. Triệu chứng của sảy thai là bạn có cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo.
Ra máu do chửa ngoài tử cung
Với trường hợp này phôi nằm ngoài tử cung và thông thường là ở ống dẫn trứng. Nếu phôi tiếp tục lớn lên, nó sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ và đe dọa tính mạng người mẹ. Mặc dù chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng nó chỉ xảy ra ở 2% số bà bầu. Các triệu chứng khác của chửa ngoài tử cung là bị đau quặn hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới và choáng váng
Ra máu do thụ thai
Bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như những triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi bạn thụ thai vì phôi đang bám vào tử cung. Một vài người không biết rằng mình đã mang bầu vì họ nhầm sự ra máu này với triệu chứng kinh nguyệt. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Ra máu khi mang thai trong thai kỳ thứ hai hoặc thai kỳ thứ ba
Ra máu bất thường trong những giai đoạn muộn của thai kỳ nghiêm trọng hơn, bởi nó là dấu hiệu của một vấn đề bất thường xảy ra đối với mẹ và bé Bạn cần đi khám ngay khi ra máu trong giai đoan thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.
Nhau tiền đạo
Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và đặc biệt che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 200 trường hợp mang bầu. Hiện tượng ra máu trong trường hợp nhau tiền đạo thường không đi kèm với triệu chứng đau đớn nên chị em sẽ khó phát hiện hơn.
Nhau bong non
Trong khoảng 1% số bà bầu nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong quá trình chuyển dạ và máu tích tụ giữa nhau thai và tử cung nhau bong non rất nguy hiểm cho mẹ và em bé. Các triệu chứng khác của nhau bong non là đau bụng dưới, máu đông trôi ra từ âm đạo, tử cung yếu và xuất hiện đau lưng
Vỡ tử cung
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của vỡ tử cung chị em có thể gặp là đau và yếu ở bụng dưới.
Sinh non
Ra máu trong thời kỳ muộn của thai kỳ cũng là dấu hiệu sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung ra máu âm đạo căng bụng dưới và đau lưng
Cuống rốn tiền đạo
Trong một vài trường hợp mạch máu của thai nhi trong dây rốn hoặc nhau thai nằm che phần mở của cổ tử cung Cuống rốn tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì mạch máu có thể bị vỡ, khiến em bé bị chảy máu nghiêm trọng và hết oxy. Các triệu chứng khác của cuống rốn tiền đạo bao gồm nhịp tim của thai nhi bất thường và chảy máu quá nhiều.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:06 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:03 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:02 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:00 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:06 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:06 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:02 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:04 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:03 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:04 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023