Ăn nhiều thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, Việt Nam "báo động đỏ" về bệnh tiểu đường

Bên cạnh nguy cơ gây ngộ độc cấp, gây ung thư thì thực phẩm bẩn còn có khả năng gây ra một bệnh rất đáng lo ngại hiện nay tại nước ta: Đái tháo đường.

LTS: TS, BS Nguyễn Khánh Hoà là Phụ tá nghiên cứu (Research Asociate), Đơn vị nghiên cứu Đái tháo đường, Khoa Y, Đại học Manitoba, Canada. Dù sống ở nước ngoài, BS Hòa rất quan tâm và trăn trở với thực trạng thực phẩm bẩn ở trong nước.

Trong bài viết này, BS Hòa đặt ra nghi vấn về bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng cao có liên quan đến tình trạng toàn dân phơi nhiễm với hóa chất độc hại, cụ thể là các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Đây là những cảnh báo rất mới nhưng thực sự đáng quan tâm trước tình trạng bệnh đái tháo đường đang gia tăng chóng mặt và trở thành một "vấn nạn" ở Việt Nam.

Việt Nam nằm trong top 10 nước có tỷ lệ gia tăng đái tháo đường cao nhất thế giới

Đái tháo đường đang gần như là đại dịch đối với Việt Nam. Theo TS Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc BV nội tiết Trung ương cảnh báo, bệnh đái tháo đường đặc biệt là đái tháo đường type 2 đang là một trong những bệnh nội tiết phổ biết nhất trên thế giới và được dự báo là đại dịch của thế kỷ 21.

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề (Ảnh minh họa: Internet).

Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nặng nề

"Việt Nam không nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới, nhưng là một trong 10 quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao nhất châu Á và nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới" - TS Quang nói [1].

Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, tỷ lệ đái tháo đường của người Việt năm 2013 đang ở mức 5,7% (tứclà Việt Nam có khoảng trên 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường) và số lượng bệnh nhân đang có chiều hướng tăng gấp đôi vào năm 2030.

Theo BS Đỗ Trung Quân, Phó chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam, nước ta hiện có hơn 3,16 triệu người mắc bệnh này, chiếm hơn 5% dân số trưởng thành trong độ tuổi 20-79. Dự đoán đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 3,4 triệu người.

Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy thực tế còn cao hơn. Những dữ liệu mới nhất từ TP HCM chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam chiếm gần 11% dân số.

Bảng thống kê ước lượng dưới đây cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ước tính cho đến năm 2030 tại Việt Nam và một số nước trong khu vực có cùng điều kiện triển kinh tế hoặc dân số.

Như vậy, mặc dù con số của WHO nhỏ hơn so với con số của các chuyên gia Việt nam nêu trên thì tốc độ tăng của bệnh đái tháo đường ở Việt Nam vẫn là cao nhất và cao hơn hẳn so với các nước cùng khu vực.

Toàn dân có nguy cơ phơi nhiễm với thuốc trừ sâu: Một nguyên nhân lớn

Cho đến nay, người ta chưa tìm thấy chính xác nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2 mà chỉ biết bệnh xảy ra do sự phối hợp giữa các yếu tố: di truyền chế độ ăn nhiều đường tinh bột (gạo, khoai khoai tây mì), đồ ăn nhanh, ít hoặc lười vận động stress hút thuốc lá.

Tuy nhiên gần đây nhiều nghiên cứu đã phát hiện một yếu tố nguy cơ đặc biệt gây đái tháo đường là các thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều nhóm nghiên cứu có uy tín trên thế giới đã cho thấy những người nông dân phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao hơn hẳn so với những người không phơi nhiễm.

Ví dụ, nghiên cứu của Montgomery và cộng sự năm 2008 ở California cho thấy tỉ lệ mới mắc đái tháo đường tăng dần cùng với thời gian phơi nhiễm với các thuốc trừ sâu organophosphate; dichlorvos, triclorfon, alachlor, cyanazine và các thuốc trừ sâu organochlirine: aldrin, chlordane và heptachlor.

Một nghiên cứu trên nông dân Trung Quốc bởi Huang và cộng sự lại phát hiện ra các thay dổi về đường huyết cũng như các thương tổn ở gan thận và thần kinh có liên quan đến thuốc trừ sâu.

Nguy hiểm hơn thai nhi của những người mẹ tiếp xúc với các thuốc trừ sâu khi mang thai có cân nặng giảm hơn so với trẻ bình thường. Sau này, trẻ lại có nguy cơ béo phì và cuối cùng là dẫn tới kháng insulin cũng như đái tháo đường.

Cơ chế gây bệnh đái tháo đường của các thuốc trừ sâu cũng đã được nhiều nghiên cứu chỉ rõ như: Gây stress về sinh lý cho cơ thể, tạo ra các gốc oxi hóa, làm tăng các thể nitric oxide gây tổn thương tế bào beta tuyến tụy gây viêm tụy gây rối loạn hoạt động của cơ vân thông qua tác dụng hủy thần kinh phó giao cảm, kích thích tuyến thượng thận tiết ra các chất cường giao cảm (adrenalin) gây tăng đường máu và làm rối loạn chức năng chuyển hóa glucose của gan

Ở Việt Nam, không chỉ người nông dân mới bị phơi nhiễm với các thuốc bảo vệ thực vật mà gần như toàn dân đều có nguy cơ phơi nhiễm với các loại hóa chất này.

Việc thiếu kiểm soát cũng như lòng tham của người dân đã dẫn tới việc sử dụng vô tội vạ các loại thuốc trừ sâu trong trồng trọt mà không tuân thủ bất cứ một nguyên tắc đảm bảo an toàn nào.

Dư lượng thuốc trừ sâu có mặt trong hầu hết các mẫu rau được bày bán ngoài thị trường. Dư lượng đó dù không đủ mạnh để gây nên ngộ độc cấp tính thuốc trừ sâu nhưng lại gây nhiễm âm thầm cho người tiêu dùng kể cả người lớn trẻ emphụ nữ mang thai

Phải chăng việc ăn phải và tích tụ lâu dài các thuốc trừ sâu có phần đóng góp cho việc Việt Nam là nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường gần như cao nhất thế giới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật