Bệnh suy tim và những dấu hiệu bệnh suy tim chúng ta cần biết
Nguyên nhân suy tim
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh suy tim có thể do bệnh tim mắc phải rối loạn nhịp tim và một số bệnh ở ngoài tim như: tăng huyết áp thiếu máu nặng do mất máu cấp do tan máu cấp bệnh cường giáp ngộ độc...
Nguyên nhân suy tim có thể do rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp...
Suy tim có thể xảy ra cấp tính ở một số bệnh nhân không có triệu chứng trước đó. Nguyên nhân gồm nhồi máu cơ tim viêm cơ tim và hở van tim cấp do viêm nội tâm mạc hoặc các tình trạng bệnh lý khác...
Những dấu hiệu suy tim cần chú ý
Dấu hiệu suy tim biểu hiện cụ thể như sau:
- Khó thở: nhanh, nông, thường xuyên hoặc khi gắng sức. Trường hợp bệnh suy tim cấp có thể khó thở dữ dội, co kéo và suy hô hấp nặng. Một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu suy tim như khó thở khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ.
- Ho: một triệu chứng khó thấy hơn và không được chú ý của suy tim là ho không có đờm kéo dài, ho thường nặng lên khi nằm. Tiểu đêm: Là do bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày và tưới máu thận tăng lên trong tư thế nằm là một triệu chứng thường không đặc hiệu của suy tim.
- Mệt mỏi: những bệnh nhân suy tim cũng thường than phiền mệt mỏi và không thể gắng sức được. Các triệu chứng này liên quan đến rối loạn chức năng tim gây ra một phần do những thay đổi ở dòng máu ngoại vi và dòng máu tới hệ xương mà những thay đổi này là một phần của hội chứng suy tim Những bệnh nhân suy tim nặng lâu ngày có thể xuất hiện toàn trạng suy mòn và tím tái. Ngoài ra bệnh nhân thường có dấu hiệu cường thần kinh giao cảm như lạnh đầu chi, vã mồ hôi
Khó thở là một trong những dấu hiệu bệnh suy tim
- Đau hạ sườn phải: những bệnh nhân suy tim phải có thể bị đau ở hạ sườn phải do ứ máu ở gan quá mức.
Dấu hiệu suy tim ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: chán ăn buồn nôn do phù ruột và tưới máu đường tiêu hóa giảm...
Khám thực thể để phá hiện bệnh suy tim
- Phổi: do sung huyết ở phổi nên nghe có tiếng ran ẩm ở đáy phổi. Nếu có phù phổi ran ẩm rất nhiều ở cả hai phổi.
- Gan: gan to ấn hơi đau tức, ứ máu ngoại biên, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính.
- Nghe tim: tim đập nhanh kể cả khi nghỉ ngơi, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, diện tim to, mạch nhanh, yếu.
- Phù: có thể chỉ phù nhẹ ở mi Mắt đến phù to ở chi dưới. Một số trường hợp suy tim lâu không hồi phục có thể có cổ trướng.
- Trụy mạch trong trường hợp nặng: Người bệnh ở tình trạng vật vã, lo sợ hoặc lờ đờ, da xanh tái, đầu chi lạnh, nổi vân tím, mạch nhỏ hoặc khó bắt huyết áp hạ dưới 50 mmHg tiểu ít
Điều trị suy tim
Để điều trị bệnh hiệu quả, cần dựa vào từng dấu hiệu suy tim ở người bệnh. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc trợ tim lợi tiểu và các điều trị hỗ trợ khác bao gồm:
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị suy tim
- Lợi tiểu: lợi tiểu là biện pháp có hiệu quả nhất để giảm nhẹ các triệu chứng ở những bệnh nhân bị suy tim vừa và nặng. Tuy nhiên lợi tiểu quá mạnh có thể dẫn tới mất cân bằng điện giải và hoạt hóa thần kinh nội tiết
- Thuốc giãn mạch: như các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) đã trở thành điều trị chuẩn trong suy tim; các thuốc hydralazin làm giãn tiểu động mạch vành làm tăng rõ rệt cung lượng tim ở các bệnh nhân suy tim ứ trệ; thuốc bêta giao cảm anpha, tăng sức bóp cơ tim chẹn dòng canxi; thuốc chống đông; điều trị loạn nhịp tùy theo nguyên nhân.
Trước khi sử dụng thuốc người bệnh suy tim cần đến khám cụ thể để được bác sĩ tư vấn về thuốc điều trị suy tim, đồng thời có phác đồ điều trị bệnh hợp lý nhất.
- Chế độ ăn và sinh hoạt: chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng góp phần điều trị suy tim Bệnh nhân phải tuân theo chế độ hạn chế muối hằng ngày nhỏ hơn 2g. Trong suy tim nặng hạn chế hoạt động thể lực nghỉ ngơi tại giường nếu cần thiết. Sau đó hoạt động trở lại từ từ có sự theo dõi sát của bác sĩ.
- Ghép tim: là biện pháp hiệu quả cứu sống bệnh nhân suy tim nặng. Hiện nay ghép tim đã được thực hiện ở nhiều trung tâm trên toàn thế giới, tuy nhiên giá thành cao và người cho tim có hạn nên mới có tỷ lệ rất ít người bệnh được phẫu thuật ghép tim trong khi nhu cầu của bệnh nhân ghép tim là rất lớn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:05 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:07 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:09 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:05 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:00 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023