Kể tên những bệnh hô hấp trẻ thường gặp vào mùa đông

Mùa đông, độ ẩm, nhiệt độ và khí áp đều thấp, mọi người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu thì đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ. Trong đó tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao.

Khi hít thở đường hô hấp của trẻ em rất dễ bị nhiễm vi-rút và vi khuẩn gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng còn kém, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh từ bên ngoài. Một số bệnh về đường hô hấp nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng.

Dưới đây là một số bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ vào mùa đông:

1. Viêm mũi

 

Thời tiết giao mùa chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ban ngày và ban đêm là nguyên nhân gây ra viêm mũi cho trẻ em. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi sẽ khiến các tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Trẻ cũng dễ bị sốt, bứt rứt, khó ăn, quấy khóc. Nếu nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi chảy nước mũi các chất nhày mủ và ho Nếu không điều trị dứt điểm để bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm phổi viêm tai viêm xoang cấp… rất khó điều trị.

2. Viêm họng cấp tính

Bệnh viêm họng là bệnh rất dễ gặp. Trẻ sẽ thường xuyên kêu đau họng khi uống nước hoặc nuốt thức ăn. Nghiêm trọng hơn nữa là triệu chứng sổ mũi sốt và ho có đờm Đây là một dạng viêm họng cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn cầu tan máu beta nhóm A.

Đối với trẻ lớn hơn từ 5 tuổi trở lên viêm họng thường sẽ kèm theo amidan viêm VA. Lúc này trẻ thường sốt trên 38 độ mệt mỏi chán ăn và  quấy khóc. Nếu không chữa trị hiệu quả có thể dẫn đến viêm phổi viêm khớp biến chứng tim và nhiều biến chứng khác không lường trước được.

Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh không khí lạnh và bụi bẩn

Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh không khí lạnh và bụi bẩn

3. Viêm khí phế quản

Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ hô hấp Bất cứ ở lứa tuổi nào đều rất dễ bị viêm khí phế quản Triệu chứng ban đầu đều là viêm họng viêm mũi… Nếu không được chữa trị hoặc để diễn biến của bệnh quá lâu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng ăn sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi vô cùng nguy hiểm.

Lúc này trẻ sốt rất cao, ho đờm đặc có màu xanh hoặc vàng, chỉ nằm im một chỗ. Các phụ huynh cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để kịp thời có biện pháp cứu chữa tránh các biến chứng nặng hơn như viêm phổi.

4. Viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp không chỉ là một bệnh mà là tổng hợp của nhiều bệnh như viêm mũi viêm họng viêm VA, viêm xoang…

Viêm đường hô hấp tuy không nguy hiểm tức thì nhưng nếu không có biện pháp chữa trị thì hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Vi-rút có thể đi vào máu gây viêm màng não rất nguy hiểm.

Đưa trẻ đi khám sớm nếu có các dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi...

Đưa trẻ đi khám sớm nếu có các dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi...

Chảy nước mũi là một dấu hiệu trẻ bị viêm hô hấp. Đầu tiên là bị viêm hô hấp cấp tính nếu không được điều trị sẽ chuyển thành viêm hô hấp mãn tính. Triệu chứng hay thấy nhất ở trẻ là chảy nước mũi có màu xanh. Căn nguyên là do trực khuẩn mủ xanh khiến ở mũi chảy ra nhiều chất nhày. Ngoài ra trẻ ngủ thường ngáy và thở bằng mồm.

5. Viêm phổi

Trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc viêm phổi cao nhất so các độ tuổi khác. Nguyên nhân là do trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn vi-rút, kí sinh trùng và nấm Khi trẻ bị viêm phổi thường có triệu chứng thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực. Nếu thấy trẻ sốt cao bất thường, cơ thể tím tái co giậthôn mê là trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cần đưa trẻ đến bệnh viện để làm các thủ tục xét nghiệm và chụp X-quang. Viêm phổi ở trẻ em đặc biệt nguy hiểm hơn rất nhiều và dễ gây tử vong

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, hãy có những phương pháp phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, nhất là ở các vị trí quan trọng như bàn chân bàn tay ngực, cổ, đầu.

Rửa mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Rửa mũi mỗi ngày bằng nước muối sinh lý là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Không nên cho trẻ ở quá lâu trong môi trường nhiều khói bụi ngột ngạt và tiếp xúc với người đang bị cúm viêm đường hô hấp Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp các dưỡng chất vitamin từ thực đơn hàng ngày. Cho trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ để phòng chống các loại bệnh.

Đối với trẻ em khi mắc các bệnh về đường hô hấp diễn biến thường nặng và khó lường hơn. Chính vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời các bênh lý để không xảy ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp viêm màng não viêm phổi… có thể dẫn đến tử vong.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật