Người mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng suy thận

Biến chứng thận cũng là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng thận là một trong những biến chứng nặng nề nhất đối với người bệnh tiểu đường do nguy cơ dẫn đến tàn phế và tử vong do suy thận nhất là trong trường hợp không có khả năng lọc máughép thận Không những thế, biến chứng thận còn ảnh hưởng rất xấu đến sự xuất hiện và tiến triển của các biến chứng mạn tính khác như tăng huyết áp bệnh lý mạch máu lớn, bệnh lý võng mạc mắt, nhiễm toan….

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày một tăng, kèm theo chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân cao hơn cũng làm cho tỷ lệ biến chứng mạn tính trong đó có biến chứng thận có điều kiện xuất hiện và có xu hướng ngày càng tăng.

Tỷ lệ biến chứng thận nặng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 cao hơn bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nhiều nghiên cứu cho thấy tiến triển tự nhiên của bệnh thận do đái tháo đường bắt đầu là Micro-albumin niệu → protein niệu → suy thận.

Để hạn chế tổn thương thận do đái tháo đường, ngoài vấn đề kiểm soát đường huyết còn phải phối hợp điều trị tốt các yếu tố nguy cơ và tăng huyết áp quan tâm tới một chế độ ăn hạn chế đạm và muối khi bạn đã bị suy thận.

Giải phẫu chức năng của thận

Đơn vị giải phẫu và chức năng của thận được gọi là nephron, mỗi thận chứa khoảng 750.000-1.200.000 nephron. Mỗi nephron cấu tạo gồm cầu thận và ống thận (ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa, ống góp, ống thẳng).

Bao quanh hệ thống ống thận có một mạng mao mạch rất phong phú, lưu lượng máu qua cả hai thận vào khoảng 1200ml/phút. Áp suất các động mạch nhỏ và tiểu động mạch đến vào khoảng 100mmHg, khi đến mao mạch quanh ống thận áp suất chỉ còn 13mmHg. Áp suất trong mao mạch cầu thận cao (do tiểu động mạch đi có sức cản lớn) làm cho dịch lọc liên tục vào bao Bowman, áp suất trong mao mạch quanh ống thận thấp giúp cho dịch được tái hấp thu liên tục vào các mao mạch.

Lưu lượng lọc cầu thận là lượng dịch lọc được tạo ra trong 1 phút ở cả 2 thận vào khoảng 125 ml/phút. Một ngày lượng dịch lọc được tạo ra từ cầu thận khoảng 180 lít ở người bình thường.

Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận

1. Đau lưng

- Bệnh ở thận: Thường chỉ là tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát gần xương sườn, đôi khi có sốt.

- Sỏi niệu quản: Có khi là cơn đau lăn lộn đau từ sau lưng “chạy” xuống bộ phận sinh dục.

2. Phù

Thường là phù toàn thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt.

3. Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt; nếu uống nước ít thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Đôi khi màu nước tiểu hơi đùng đục, nhất là vào buổi sáng.

Khi nước tiểu vẩn đục một cách bất thường, thì các khả năng có thể là do bị bệnh ở thận hoặc bàng quang cũng có thể do nhiễm trùng đường tiểu (nước tiểu có vi khuẩn mủ...).

Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.

Các dấu hiệu cần quan tâm để đi kiểm tra chức năng thận

Ngay khi có một trong những dấu hiệu toàn thân sau:

- Sốt

- Mệt mỏi

- Chán ăn buồn nôn

- Xanh xao

- Gầy sút

- Phù

hoặc có các dấu hiệu cơ năng như:

- Đau lưng hoặc đau bụng

- Nhức đầu, mờ mắt

- Khó thở

hoặc có sự biến đổi bất thường về màu sắc, số lượng nước tiểu như:

- Tiểu ít

- Tiểu buốt

- Tiểu đục

- Tiểu đỏ

- Đi tiểu nhiều lần

Nếu có triệu chứng đau lưng kèm theo nước tiểu đục hãy đến ngay bệnh viện để khám vì gần như chắc chắn bạn đã bị bệnh thận

Chẩn đoán bệnh lý thận do ĐTĐ (ADA – Diabetes care 2003)

ĐTĐ týp 1 thường mắc bệnh sau 5 năm sẽ xuất hiện microalbumin niệu,

ĐTĐ týp 2 hiện tượng này thường xuất hiện ngay vào thời điểm chẩn đoán

Có 3 phương pháp xác định microalbumin niệu (lấy mẫu nước tiểu):

- Xác định tỷ lệ albumin/cretinin trong nước tiểu

- Đo độ thanh thải creatinin trong mẫu nước tiểu 24 giờ

- Đo nồng độ microalbumin trong mẫu nước tiểu buổi sáng lúc đói.

Các yếu tố liên quan tới bệnh lý thận do đái tháo đường

- Tăng huyết áp

- Bệnh lý võng mạc mắt

- Bệnh lý thần kinh

Tiến triển của biến chứng thận do đái tháo đường

Giai đoạn tăng lọc của cầu thận và tăng kích thước của cầu thận, tăng thể tích thận. Ở giai đoạn này, thận có khả năng phục hồi nếu kiểm soát đường máu tốt.

Giai đoạn Microalbumin niệu dương tính: Thường kèm theo tăng huyết áp nhẹ (≥ 140/90 mmHg). Tổn thương giai đoạn này có thể làm chậm lại bằng các thuốc ức chế men chuyển.

Giai đoạn tổn thương thận: Tổn thương thận từ giai đoạn này là một quá trình tịnh tiến, quá trình này sẽ tiến triển nhanh hơn nếu có những đợt nhiễm trùng kèm theo, tình trạng huyết áp xấu đi rõ rệt protein niệu xuất hiện, có thể kèm theo hội chứng thận hư có tăng lipid máu, tăng nguy cơ thiếu máutim Các tổn thương giai đoạn này sẽ chậm lại nếu dùng các thuốc ức chế men chuyển và giữ không bị nhiễm trùng tiết niệu.

Giai đoạn cuối: Can thiệp ở giai đoạn này buộc phải là lọc máu hoặc ghép thận. Các tổn thương kèm theo là bệnh lý mạch máu ngoại vi lan tỏa, bệnh lý võng mạc tăng sinh, bệnh lý thần kinh. Tiên lượng giai đoạn này rất xấu, thường kéo dài khoảng 3 năm.
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng rõ rệt của suy thận giai đoạn cuối như thiếu máu phù toàn thân, ure và creatinin trong máu tăng cao tiểu ít mức lọc cầu thận giảm nặng.

Điều trị

Điều trị bệnh lý thận do ĐTĐ là một quá trình phức tạp và kéo dài, đặc biệt khi bệnh nhân đã có suy thận Cần phải có sự phối hợp của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau và phải điều trị đồng thời bệnh lý thận với các bệnh khác như điều trị kiểm soát đường huyết điều trị tăng huyết áp điều trị các nhiễm khuẩn đi kèm…

Phòng bệnh

Phát hiện sớm bệnh lý cầu thận do đái tháo đường

Để theo dõi phát hiện các dấu hiệu tổn thương thận, cần phải phân tích nước tiểu (xét nghiệm dưới kính hiển vi) và nồng độ creatinin máu ngay từ khi mới phát hiện bệnh ĐTĐ. Phải chú ý tìm Microalbumin trong nước tiểu nếu không thấy protein niệu

Để tìm Microalbumin niệu người ta thường lấy nước tiểu 24 giờ, mẫu qua đêm hoặc tìm tỷ lệ albumin/creatinin với các mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

Đánh giá mức lọc cầu thận nên được tiến hành song song với các chỉ số trên. Trường hợp có nhiễm trùng tiết niệu phải điều trị hết nhiễm trùng rồi mới tìm albumin hoặc protein niệu.

Nếu chỉ có albumin niệu dương tính có thể coi là dấu hiệu chỉ điểm sớm nhất của bệnh lý cầu thận. Ngay từ lúc này có thể dùng các thuốc như ức chế men chuyển liều thấp với mục đích điều trị dự phòng, phải săn tìm bệnh cao huyết áp và có chỉ định điều trị kịp thời bằng những phương pháp thích hợp.

Kiểm soát Glucose máu ở người bệnh đái tháo đường biến chứng thận

Quản lý tốt lượng Glucose máu: Việc quản lý tốt mức Glucose máu, bằng liệu pháp điều trị tích cực sẽ làm giảm các biến chứng thận và làm chậm quá trình tiến triển đến các biến chứng thận. Quá trình tiết giảm chức năng thận thường kết hợp với kháng insulin Khi suy thận đã ở giai đoạn nặng, người ta thường thấy liều insulin hàng ngày giảm xuống và/hoặc kèm theo những cơn hạ đường máu. Vì thế khi điều trị cho người bệnh ĐTĐ-suy thận, phải kiểm tra đường máu thường xuyên để điều chỉnh liều insulin

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật