Những điều bạn nên biết về ung thư dạ dày để phòng tránh

Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, đầu trên tiếp nối với thực quản qua tâm vị, đầu dưới tiếp nối với ruột non qua tá tràng. Mặt trong dạ dày phủ một lớp tế bào niêm mạc, khi lớp niêm mạc này bị tổn thương, phát triển vô tổ chức tạo thành các khối u ác tính, đó chính là bệnh ung thư dạ dày.

Các dấu hiệu của ung thư dạ dày

Cũng giống như các bệnh ung thư nói chung ung thư dạ dày thường biểu hiện mơ hồ, không rõ nét, có khi lẫn lộn với nhiều loại bệnh khác.

Ban đầu người bệnh thường mệt mỏi chán ăn Khi ăn vào thấy ậm ạch khó tiêu đầy bụng Đặc biệt, người bệnh cảm thấy khó chịu vùng trên rốn, dưới mũi ức, có thể đau âm ỉ, nóng rát mơ hồ. Hoặc tự nhiên thấy người xanh xao, đặc biệt nhất là cơ thể gầy sút nhiều, có thể tới 5 kg một tháng.

Khi bệnh đã phát triển, cơ thể gầy sút nhanh đau vùng trên rốn ăn không tiêu thiếu máu da xanh.

Ở giai đoạn bệnh đã muộn, có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, ăn vào nôn ra, cơ thể suy kiệt, nổi hạch thượng đòn, bụng có nước cổ trướng.

Những người nào hay mắc ung thư dạ dày?

Những người trên 50 tuổi mắc nhiều hơn những người trẻ tuổi. Tuổi càng cao càng nhiều người mắc ung thư dạ dày. Người trẻ tuổi dưới 40 ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng nếu mắc thì rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng thường xấu hơn, thời gian sống thêm sau điều trị ngắn.

Những người bị viêm loét dạ dày mãn tính, có nhiễm trùng vi khuẩn HP trong ổ loét, nhất là các viêm loét thể teo đét có thể bị ung thư dạ dạy với tần suất cao hơn.

Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.

Những người có các khối u lành tính (gọi là các polip) có thể bị ung thư dạ dày

Những người có thói quen ăn uống kiểu phương tây như ăn nhiều thịt nướng cháy, củ quả muối; những người béo phì; những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc cao hơn.

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư dạ dày?

Biện pháp quan trong nhất chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày là tiến hành nội soi ống mềm dạ dày, qua đó quan sát toàn bộ niêm mạc phủ thành dạ dày, phát hiện thấy các tổn thương loét, sùi, thâm nhiễm. Sau đó dùng kìm, cắt một mảnh nhỏ tổn thương gọi là sinh thiết. Đem mảnh nhỏ khối u cắt được qua nội soi, đúc nến rồi cắt mỏng thành các tiêu bản, nhuộm soi dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư.

Để chẩn đoán xem ung thư dạ dày đã di căn hay chưa, người ta chụp phổi, siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp Nếu thấy các khối u mới ở phổi gan hoặc hạch thì chứng tỏ ung thư dạ dày đã di căn.

Ung thư dại dày có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: ung thư còn sớm, khối u chỉ phát triển hết 1 phần thành dạ dày, giai đoạn 2: ung thư đã phát triển hết toàn bộ thành dại dày, Giai đoạn 3: giai đoạn muộn, ung thư đã di căn hạch, giai đoạn 4: giai đoạn cuối: ung thư đã di căn xa đến gan phổi, hạch thượng đòn, xương…

Chữa ung thư dạ dày như thế nào?

Chữa ung thư dạ dày chủ yếu bằng phương pháp mổ cắt đoạn dạ dày có chứa khối u và nạo vét kỹ các hạch bạch huyết của dạ dày Nhờ có tiến bộ của phẫu thuật mà tỷ lệ bệnh nhân sống sau mổ đang tăng lên. Khi khối u đã lớn, xâm lấn rộng không thể cắt bỏ gây hẹp môn vị làm cho bệnh nhân không ăn được thì các bác sĩ sẽ mổ nối dạ dày với ruột để thức ăn lưu thông. Ngày nay nhờ các tiến bộ, mổ dạ dày có thể mổ bằng phương pháp nội soi

Điều trị hóa chất sau mổ cũng góp phần cải thiện khả năng sống thêm sau mổ của ung thư dạ dày.

Điều trị bằng tia xạ hiện nay không áp dụng cho ung thư dạ dày.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nên đến khám tại các cơ sở y tế có khả năng soi dạ dày. Các bệnh viện tuyến tỉnh có khả năng mổ cắt ung thư dạ dày Các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương điều trị ung thư mang tính chất bài bản, có hệ thống và kết hợp phẫu thuật với điều trị hóa chất rất tin cậy, đạt trình độ ngang với các nước trong khu vực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật