Những yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày cho đến nay vẫn là một trong những loại ung thư phổ biến trên thế giới.

1. Tổn thương tiền ung thư

Viêm dạ dày mạn tính kéo dài sẽ dẫn đến viêm teo mạn tính niêm mạc dạ dày tiếp theo là các biến đổi dị sản của tế bào tiếp đến là các biến đổi loạn sản tế bào qua từng mức nhẹ, vừa đến nặng và biến đổi cuối cùng là ung thư

2. Yếu tố môi trường

Quan sát cho thấy những người di cư từ các vùng, nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao đến vùng, nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp, thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày của nhóm dân cư này cũng giảm xuống. Kết quả này cho thấy vai trò rõ ràng của yếu tố môi trường liên quan đến nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

Tập quán sống

Các vùng địa lý khác nhau có tỷ lệ ung thư dạ dày khác nhau và các dân tộc khác nhau ở cùng một vùng địa lý cũng có tỷ lệ khác nhau cho nên tập quán sống có lẽ đóng vai trò quan trọng như chế độ ăn uống Yếu tố nguy cơ tăng lên được nhiều nghiên cứu chỉ ra khi ăn các loại thức ăn có chứa Nitrates và Nitrites như thịt hun khói, thịt cá ướp muối, cũng như rau dưa muối Trái lại khi ăn nhiều rau hoa quả tươi giàu vitamin A, C hình như tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn. Cứ nghĩ uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày nhưng một số nghiên cứu lại thấy không rõ ràng. Trong khi thuốc lá làm tăng đáng kể tỷ lệ này, đặc biệt ung thư dạ dày phần tâm - phình - vị.

Nhiễm vi khuẩn

Vi-rút Epstein-Barr có vai trò đặc biệt trong ung thư vòm, tuy nhiên một nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy vi-rút Epstein-Barr có trong tế bào của 13% các bệnh nhân ung thư dạ dày và một số hình thái tế bào ở dạ dày giống với các tế bào ung thư vòm, trái lại không tìm thấy vi-rút Epstein-Barr trong các tế bào của các tổn thương loét lành tính, hoặc các tổ chức bình thường. Người ta ước tính có khoảng 5-10% ung thư dạ dày có liên quan đến vi-rút Epstein-Barr trên toàn thế giới.

Helicobacter pylori, nhiều giả thuyết cho rằng Helicobacter pylori là nguyên nhân ung thư dạ dày đặc biệt là ung thư 1/3 dưới. Helicobacter pylori gây nên viêm niêm mạc dạ dày mạn tính nhất là viêm mạn teo đét (Chronic Atrophic gastritis) được coi là thay đổi tiền ung thư (Procursor lesions for cancers). Gần đây nguời ta còn cho rằng Helicobacter pylori có một týp nào đó có thể gây những biến đổi hóa học của một số loại thức ăn có nguy cơ ung thư cao thành các chất hóa học làm tổn thương DNA của tế bào niêm mạc dạ dày.

Tình trạng kinh tế xã hội

Những người ở mức kinh tế xã hội thấp có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày vùng thân vị cao gấp 2 lần trong cộng đồng dân cư. Ngược lại những cư dân có mức kinh tế xã hội cao lại có tỷ lệ mắc cao hơn ung thư dạ dày vùng tâm vị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật