10 vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi 3 tháng đầu

Gồng mình vặn người, liên tục nấc cụt, mất ngủ, táo bón, nôn trớ... là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi 3 tháng đầu.

Gồng mình và vặn người

Đây là một trong số những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ. Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh trẻ sơ sinh có dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến đỏ mặt đỏ mày trong vài ba phút và tự khỏi. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề.

Nên bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài cho trẻ nếu trong cơn vặn mình của trẻ có kèm theo các dấu hiệu: khó ngủ và ngủ ít (không thể đạt ít nhất 15 tiếng/ ngày) giật mình thức giấc vào ban đêm, đổ nhiều mồ hôi chậm tăng cân tóc rụng vành khăn và rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu (< 88gr/tháng).

Mất ngủ

Trung bình trong 3 tháng đầu trẻ sẽ ngủ từ 16-20 tiếng. Nếu trẻ ngủ ít hơn thời lượng này nhưng tăng cần đều thì trẻ vẫn phát triển bình thường. Nếu trẻ có giấc ngủ đêm khó khăn, trằn trọc nhiều, đổ mồ hôi trộm rất có thể trẻ bị thiếu vitamin D.

Tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, trong không gian phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh hoặc dùng đến “tiếng động trắng” như tiếng quạt máy để bé có được cảm giác an toàn. Vào giấc ngủ đêm, không nên để điện quá sáng để giúp trẻ được ngon giấc hơn.

Quấy khóc

Trẻ có thể dùng tiếng khóc như ngôn ngữ đầu tiên của mình để phản ánh các đòi hỏi cho những nhu cầu sinh lý ăn, bú, thay tã… và biểu hiện sự khó chịu khi bị kích ứng da hoặc gặp phải một số tình trạng bệnh lý khác. 

Đối với trẻ sơ sinh khi chào đời, tiếng khóc còn là một cơ chế giúp mở rộng phổi để sẵn sàng cho hoạt động hô hấp độc lập và khi tiếng khóc kết hợp với cử động tay chân còn giúp điều hòa thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Do đó, hiểu được tiếng khóc của trẻ qua từng giai đoạn còn đòi hỏi sự khăng khít trong mối dây liên kết giữa mẹ và con.

Liên tục nấc cụt

Nấc cụt do hiện tượng xung truyền thần kinh giữa não bộ và cơ hoành chưa có sự ổn định. Và nấc cụt cũng sẽ tự động biến mất sau khi trẻ lớn hơn.

Nếu nấc cụt thường xuất hiện kèm theo nôn trớ, giật nảy mình, khó ngủ, sụt cân… mẹ cân mẹ nên nghĩ đến khả năng thiếu hụt vitamin D.

Lác sữa và rôm sảy

Một số hóc-môn thai kỳ của mẹ vẫn còn trong cơ thể của trẻ sơ sinh nên bé có thể bị nổi mụn trong vài ba tháng đầu và sẽ tự hết sau đó. Do đó, mẹ không nên tùy tiện bôi thuốc để tránh làm tình trạng mụn từ vô hại trở nên nguy hại. Tốt nhất mẹ chỉ nên dùng dầu dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên da bé từ 1-2 lần trong ngày.

Đi ị nhiều lần

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh càng đi ị nhiều với phân tốt càng chứng tỏ bé bú khỏe và tiêu hóa tốt. Nếu bé đi ị nhiều mà không kèm theo nôn trớ, lẫn máu trong phân, và ăn nghỉ, vui chơi bình thường thì điều này không đáng lo ngại.

Nếu trong phân có máu, trẻ ngủ li bì do mệt mỏi quấy khóc nhiều và bỏ ăn cần đi khám để biết nguyên nhân chính xác. Nếu bé đã qua 3 tháng mà dấu hiệu đi ị nhiều lần trong ngày vẫn tiếp diễn, mẹ có thể xem xét lại chế độ ăn của mình.

Trường hợp bé đi ị quá nhiều, để cầm, mẹ có thể cho uống BIOVITAL 2 gói/ ngày và liên tục trong 1 tuần. Khi triệu chứng giảm mẹ có thể ngưng. Cần lưu ý, luôn bổ sung nước đầy đủ cho bé trong trường hợp tiêu chảy nhiều.

Tuy nhiên, để cận thận hơn, mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi cơ thể bé mất nước nhiều và dẫn đến mất sức.

Khò khè

Đây là tình trạng phổ biến, bình thường của gần 80% trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 tháng đầu nếu không kèm theo ho sốt hay sổ mũi

Thông thường các dịch nhầy trong nước ối trẻ nuốt phải sẽ được co thắt tự nhiên trong quá trình mẹ rặn đẻ để được tống ra ngoài giúp phổi hô hấp độc lập một cách tự nhiên sau sinh đứa trẻ chào đời.

Những trẻ được sinh bằng phương pháp mổ hoặc sinh thường nhưng cơn đau đẻ của mẹ quá ngắn, ít cơn gò hay trẻ còn non tháng không thể tự tống đẩy những dịch nhờn này ra ngoài nên trẻ thường bị khò khè.

Bài thuốc dân gian dùng hạt chanh chưng đường phèn có thể giúp bé hết nhanh triệu chứng này hoặc mẹ có thể để trẻ tự khỏi.

Nôn trớ

Điều này do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện dạ dày còn nằm ngang và men tiêu hóa chưa tiết đủ. Để giảm tình trạng này, mẹ nên:

- Khum bàn tay vỗ lưng bé 3-5 cái sau mỗi cữ bú để bé được ợ hơi

- Bé trẻ trong khoảng 15 phút trước khi đặt nằm xuống trở lại.

- Mỗi cữ bú nên chia nhỏ với lượng sữa ít hơn. Nếu trẻ bú bình mỗi lần chỉ cho bú từ 30 – 45ml và cách quãng cữ bú trong khoảng 1,5 tiếng. Dần dà, lượng sữa có thể tăng dần đều đến khi bé làm quen.

- Nên cho trẻ bú đúng tư thế.

Nhảy mũi

Thường mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ và rất nhạy nên chỉ cần những kích ứng nhỏ từ bên ngoài như bụi phấn rôm bụi từ vải vóc hay bụi trong không khí cũng có thể khiến nhảy mũi liên tục.

Hiện tượng này sẽ mất hẳn khi bé dần thích nghi với môi trường và phát triển toàn diện hơn.

Táo bón

Trẻ bú mẹ thường tiêu hóa và đi phân tốt hơn trẻ bú sữa công thức Trẻ táo bón trong thời gian đầu có thể không quá nguy hại ngoài việc khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, bé có thể phải chịu những hệ lụy như mắc bệnh trĩ hấp thu dinh dưỡng kém…

- Nếu còn trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây.

- Nếu trẻ bú sữa bình bị táo bón nặng, có thể cho bé uống thêm nước. Tuy nhiên, lượng nước cũng phải vừa chừng.

Có thể áp dụng bài thuốc trị táo bón trong dân gian nếu trẻ đã trên 2 tháng:

- Dùng lá diếp cá tươi ngâm nước muối cho thật sạch. Sau đó giã nát lấy nước cho bé uống. Mỗi lần chỉ uống khoảng 1 muỗng cà phê.

- Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên kích thích nhu động ruột cho bé bằng cách xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút vào mỗi sáng sớm sau khi bé vừa thức dậy.

Lưu ý, không nên để trẻ bón lâu quá 4 ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật