Cách trị cảm cúm theo mùa vô cùng đơn giản cho bé yêu

Dưới đây là cách trị cảm cúm theo mùa vô cùng đơn giản cho bé mà mẹ nào cũng nên biết!

Cứ mỗi lần con sổ mũi là y như rằng nhà mình thành bãi chiến trường. Bé bị sổ mũi sẽ dẫn đến ho và thật kinh khủng, mỗi khi ho là trớ hết đồ ăn. Cuối cùng mình cũng rút ra được cách trị cảm cúm theo mùa vô cùng đơn giản cho bé.

Dạo này thời tiết thất thường lắm, mình có con nhỏ nên rất nhạy cảm với vấn đề này. Bé nhà mình 19 tháng rồi nhưng đợt Hà Nội đột ngột chuyển gió mùa vừa qua, rồi mưa mưa, nắng nắng khiến bạn bé bị sốt và sổ mũi ngay.

Các mẹ nào mà có con nhỏ thì chắc cũng chẳng khác gì mình, lúc nào cũng trung thành với thuốc nhỏ mũi, chống ngạt, rồi các mẹo chữa ho từ thảo dược các kiểu. Nhưng với kinh nghiệm thường trực của mình về “lĩnh vực hắt hơi – sổ mũi” thì mình đúc kết lại quy trình ngăn chặn ngay từ khi chớm bị như sau:

Otrivin + Nước muối sinh lý (dạng xịt) + Nemydexa

Tất nhiên là thuốc nào cũng có tác dụng không tốt nếu dùng dài, chính vì vậy thời gian dùng cho con chỉ được tối đa 7 ngày. Như bé nhà mình, mình chỉ dùng cho 5 ngày là dài. Còn khi con đỡ, mình chỉ duy trì nhỏ nước muối và hút nhẹ cho bé.

Cụ thể quy trình “bắt sâu” trong mũi cho con thế nào?

Để chia sẻ với các mẹ có con nhỏ hay chưa có nhiều kinh nghiệm, mình xin viết chi tiết và hơi dài dòng một chút nhé.

Trước hết mình sẽ bỏ qua việc nguyên nhân gây đến sổ mũi ho hắng ở trẻ vì các mẹ chắc cũng biết rồi. Điều quan trọng là chữa cho con triệt để. Dịch mũi khi chảy xuống họng sẽ gây ho, lâu ngày tạo mủ sẽ gây ra nhiều bệnh như khớp, khớp đớp tim xoang… và khiến trẻ dễ bị mãn tính.

Khi con mình chớm sổ mũi, việc đầu tiên là mình giữ ấm cho bé, đặc biệt là gan bàn chân. Các mẹ nên có sẵn dầu tràm tại nhà để bôi cho bé sau khi tắm xong sẽ hạn chế bị cảm cúm

Việc tiếp theo là mình cho bé sử dụng cảm xuyên hương dạng lỏng cho trẻ nhỏ hoặc nếu không đỡ thì chuyển qua Tifphy cho trẻ (không dùng quá 7 ngày). Nhiều mẹ cẩn thận không muốn con dùng thuốc có thể sử dụng cảm xuyên hương hoặc Tohema, chúng hoàn toàn là thảo dược Con mình thì khá nhạy với Tohema.

Nếu thấy bé khô mũi thì thôi, tiếp tục giữ ấm, nhưng nếu bé chảy nhiều mũi, các mẹ làm theo quy trình sau:Otrivin nhỏ mỗi bên 1 giọt, ấn mũi cho thuốc ngấm nhanh. Đợi 5 phút thì xịt muối biển Sterimar, mỗi bên 3 lần. Bạn có thể bảo con xì nếu bé làm được hoặc hút ngay mũi cho bé otrivin có tác dụng co mạch, tránh sưng nề bên trong, sau khi ngấm thuốc xịt nước muối để làm loãng dịch. Hút sạch dịch rồi bạn sẽ nhỏ Nemydexa.

Đây chính là quy trình tốt nhất để làm sạch khoang mũi, phát huy tối đa tác dụng của thuốc. Mình học được điều này từ bác sĩ tai mũi họng tại bệnh viện Tràng An. Bà rất mát tay và chữa cho rất nhiều trẻ bé mà không cần tới kháng sinh

Nếu bé nhà bạn nhiều dịch mũi mà bạn hút không hết, bạn có thể cho bé đi hút dịch. Chỉ làm khi cấp thôi nhé. Hút nhiều cũng không tốt cho con.

Các mẹ nên biết

Những thông tin này có thể không mới nhưng các mẹ có khi lại chưa nắm kĩ. Biết là sử dụng thuốc thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vậy nhưng cũng không thể vì thế mà các mẹ bỏ qua thông tin về chúng được. Mình khá cẩn thận nên đã tìm hiểu và lưu hết trong cuốn sổ cá nhân. Các mẹ có thể làm như mình phòng lúc cần thiết nhé.

Nước muối rửa mũi thông thường

- Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%): Có tác dụng rửa mũi làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4-5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2-4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.

- Sterimar (nước biển phun sương): Làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng mangan (chống dị ứng). Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi… Dùng trong viêm mũi xuất tiết sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi… Loại thuốc này hoàn toàn vô hại, có thể dùng lâu được.
Thuốc gì trị ngạt mũi

- Eferin 1%: Giúp cho niêm mạc cuốn mũi co lại làm trẻ thở thông thoáng, dễ chịu. Không nên dùng kéo dài quá 2 tuần vì dùng nhiều có thể gây co mạch.

- Naphazolin 0 05%: Chống ngạt tốt, nhanh nhưng ảnh hưởng đến tim mạch. Đã có những cháu bé dùng naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong Vì vậy, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

- Otrivin: Cũng có tác dụng co mạch tốt, phòng ngừa không cho virus vi khuẩn phát triển, làm sạch hốc mũi, giúp mũi thông thoáng nhanh. Dùng kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, chỉ nên dùng không quá 2 tuần để niêm mạc kịp hồi phục.

- Pivalone: Là loại thuốc xịt (spray) làm sạch chất nhày ở mũi, làm thông thoáng mũi, ít gây tổn thương niêm mạc mũi, ít hại cho trẻ em. Thuốc dùng trong điều trị chảy mũi kéo dài như viêm mũi cấp viêm mũi mạn, viêm mũi theo mùa viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng

- Clorocide (cloramphenicol) 0,4%: Là loại thuốc có kháng sinh dùng để sát trùng mũi. Đặc biệt trong các dịch cúm, sởi, có thể dùng đồng loạt cho các vườn trẻ, mẫu giáo. Nhưng nên nhỏ vừa phải (2- 3 giọt) vì thuốc đắng chảy xuống họng khiến các cháu dễ nôn trớ. Loại này ít có tác dụng làm co mạch.

- Argyrol 1%: Có tác dụng sát trùng nhẹ, làm săn niêm mạc, rất tốt cho trẻ trong các trường hợp viêm mũi nhiễm trùng trong các dịch cúm, sởi. Tuy nhiên, cũng không nên dùng quá 2 tuần. (Chú ý: Thuốc được bọc trong giấy than đen tránh tiếp xúc với ánh sáng vì trong thành phần có chứa muối bạc gặp ánh sáng bị phân hủy nên mất tác dụng điều trị).
Những thuốc không được dùng cho trẻ em

Các loại có chứa menthol hay tinh dầu bạc hà: menthol hay tinh dầu bạc hà (có chứa 60- 70% menthol) khi xoa vào da hay ngửi, xịt thấy nóng, sau đó lại lạnh, dễ chịu. Loại này được dùng để chế cao xoa hay thuốc ngửi, xịt cho người lớn. Không nên cho trẻ em xoa vào mũi hay ngửi, xịt, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi vì menthol hay tinh dầu bạc hà gây ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngừng tim ngừng thở.

Có những sản phẩm hướng dẫn không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì hàm lượng menthol và tinh dầu bạc hà cao. Ngoài ra còn có nhiều loại tinh dầu khác có thể gây kích ứng, đặc biệt có thêm methyl salicylat rất dễ gây bỏng rát niêm mạc mũi (như các loại cao xoa).

- Naphazolin: thuốc gây cường giao cảm. Tác dụng tại chỗ thuốc gây co mạch mạnh, kéo dài, làm cho máu không đến được niêm mạc mũi, gây hoại tử Sau đó, thuốc có thể hấp thu vào bên trong, gây nhức đầu chóng mặt tăng huyết áp hồi hộp tim nhanh, kích động lo âu đặc biệt là gây co mạch ở não, tim, da, đầu chi, làm ngộ độc nặng, gây tử vong. Không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 15 tuổi.

- Xylomethazolin: có tác dụng như naphazolin nhưng yếu hơn. Có dung dịch nhỏ mũi 0,1% dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (nazolin, efinasex) và có dung dịch nhỏ mũi 0,05% (otrivin) có thể dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Không nên dùng thuốc quá 3 ngày.

- Phenylephrin (humoxal, polydexanal): là thuốc gây cường giao cảm gây co mạch mạnh, giảm sung huyết, nên dùng cho người lớn, chống nghẹt mũi Các tờ hướng dẫn dùng thuốc và các tài liệu đều ghi không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên các thầy thuốc lâm sàng đều cho rằng không nên dùng cho trẻ em dù tuổi lớn hơn. Không nên dùng quá 3 ngày.
Những điều mà các mẹ nhất định không được quên

Nhỏ nước tỏi ép sữa mẹ hay bất cứ thứ gì được gọi là mẹo, truyền tai cho con chưa được kiểm chứng rõ ràng. Bởi phản ứng cơ thể của mỗi trẻ là khác nhau, bạn không chắc được những loại thuốc hay phương pháp đó có vô hại với bé hay không? Đôi khi sự kết hợp thiếu cơ sở khoa học sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

VD: Các mẹ vẫn thường mách nhau dùng nước ép tỏi hòa vào nước muối và nhỏ cho trẻ để tránh cúm. Đúng là tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng viêm phổi

- Hút mũi bằng miệng: Các mẹ Việt thường hay có động tác ghé miệng vào hút mũi cho trẻ, điều đó tưởng như vô hại nhưng lại rất nguy hiểm. Hai lý do để bạn đừng bao giờ làm điều này đó là: vi khuẩn đường miệng hay mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Thực tế, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm. Lý do thứ hai là bạn hoàn toàn khó hút được hết dịch mũi của bé bằng phương pháp này.



- Lạm dụng hút mũi, rửa mũi: Việc dùng hút mũi sẽ giúp trẻ thoải mái hơn khi bị nhầy mũi, tuy nhiên bạn phải làm đúng hướng dẫn, kỹ thuật. Đặc biệt không được sử dụng phương pháp này thường xuyên nếu như bé không bị tiết dịch mũi quá nhiều. Hút nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn dẫn đến nghẹt mũi kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Chiếc mũi xinh của con tuy bé ti hin nhưng để hiểu và bảo vệ chúng cũng rất phức tạp. Mình hi vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu dụng và giúp ích cho nhiều mẹ bỉm sữa Chúc các mẹ và các con luôn khỏe mạnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật